Phát triển cây dược liệu - điểm sáng thoát nghèo ở Tân Phúc
Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, những năm qua, xã Tân Phúc đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đặc biệt là phát triển trồng cây dược liệu, như: Ngải cứu... đang mở hướng đi mới trong phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.
Page Content
Nhiều năm trước, gia đình bà Lê Thị Ngọc, Thôn Sơn Thủy xã Tân Phúc, với 1,5 sòa đất vờn chỉ biết gắn bó với cây ngô, sắn, năng suất, hiệu quả kinh tế thấp do đặc thù khí hậu khắc nghiệt của địa phương. Bà đã tính chuyển sang các loại cây khác để nâng cao thu nhập nhưng không đem lại hiệu quả, đời sống bấp bênh. Năm 2021 Được tư vấn của cán bộ xã tân Phúc, bà đã chuyển đổi trồng cây ngải cứu là loại cây dược liệu, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương, qua triển khai trồng trên đất vườn của gia đình cây ngải cứu đã sinh trưởng mạnh, bước đầu đã đem lại tiềm năng phát triển kinh tế. Bà Ngọc cho biết với 1,5 sào Ngải cứu cho gia đình thu hoạch 1 năm 6 lần, mỗi lần 5 tạ, với giá 400 nghìn/ tạ.trừ chi phí đã cho gia đình một khoản kha khá.

Xã Tân Phúc phát triển cây dược liệu mang lại thu nhập cho người dân
Trước hiệu quả của cây dược liệu mang lại được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân ở xã Tân Phúc đã chuyển từ cây lương thực năng suất thấp sang trồng dược liệu, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đến nay xã đã có 1 ha Ngải cứu với 9 hộ tham gia ở các thôn Tân Phong, Sơn Thủy, hiện xã đang tiến hành làm hồ sơ hỗ trợ các hộ dân tham gia theo đúng chính sách của HĐND huyện.
Hy vọng trong thời gian tới, với sự quan tâm, hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà nước và sự định hướng phát triển kinh tế của chính quyền xã Tân Phúc, việc trồng và khai thác cây dược liệu sẽ được mở rộng và phát triển hơn nữa, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Đình Toàn Đài TT-TH