Trồng nấm rơm, mang lại thu nhập gần một triệu đồng mỗi ngày

Nghề trồng nấm rơm không còn mấy xa lạ đối với bà con nông dân, thế nhưng đối với chị em phụ nữ huyện vùng cao Lang Chánh lại rất lạ lẫm, họ chỉ biết vào rừng hái những bông nấm mọc lên từ những cành cây khô để đem về nấu canh, hết mùa nấm thì lại chuyển món rau rừng khác, không tự trồng được, ấy vậy mà đã có những chị em phụ nữ đã táo bạo, mạnh dạn học hỏi kỹ thuật trồng nấm từ rơm, rạ, mỗi ngày hái nấm, thu gần một triệu đồng, đó chính là người phụ nữ dân tộc Thái Lê Thị Chung, Khu Phố Chiềng Ban 2 Thị Trấn Lang Chánh, không chỉ chăm chỉ, chịu khó trong việc phát triển kinh tế từ trồng nấm, mà chị còn là một hội viên tích cực trong phong trào phụ nữ ở địa phương.

Nhắc đến chị Lê Thị Chung, Khu Phố Chiềng Ban 2 Thị Trấn Lang Chánh không ai là không biết đến, tên tuổi của chị một người đã có kinh nghiệm 10 năm trong nghề trồng nấm rơm, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa chị lại thuê nhân công thu gom rơm, rạ để đem ngâm, xử lý, phơi khô, rồi đóng thành những bịch, trồng nấm, năm nay chị bắt đầu trồng nấm từ tháng 7, giống nấm sò trắng thái, hiện nay mô hình của chị đang treo 5000 phôi nấm đã cho thu hoạch, với giá bán 40.000/1kg, mỗi ngày thu hái 20 đến 30kg nấm.

 Nấm rơm của chi Chung thu hoạc đều có thương lái đến thu mua hết

Không những trồng nấm để bán mà chị còn tạo ra những bịch phôi nấm cung cấp cho chị em phụ nữ trong và ngoài huyện, để nhân rộng mô hình trồng nấm rơm dần tạo thương hiệu nấm sạch, an toàn của huyện miền núi Lang Chánh, nấm được trồng bằng rơm rửa sạch, ủ tươi, cho lên men tự nhiên, không dùng phân bón, hóa chất nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, đảm bảo chất lượng, đã hơn 10 năm trồng nấm mà không cả đủ cung cấp cho thị trường.

Chị không chỉ là người phụ nữ mạnh dạn, tiên phong đi đầu trong việc duy trì nghề trồng nấm, mà con là một hội viên tích cực cùng chia sẻ cách làm với các hội viên khác, hiện nay Hội LHPN Thị Trấn đã tổ chức để các chị em hội viên đến thăm quan học tập kỹ thuật trồng nấm rơm, nhằm để nhân rộng mô hình, cũng như đưa nghề trồng nấm trở thành một nghề trong công cuộc xóa đói giảm nghèo vì trồng nấm chỉ tận dụng nguồn rơm, dạ sau thu hoạch không tốn chi phí nhiều, người trồng chỉ cần nắm bắt kỹ thuật, từ khâu xử lý rơm, đóng bịch và cấy giống, thời gian còn lại chủ yếu là tưới nước và thu hoạch.

Hội LHPN Thị Trấn tổ chức cho chị em hội viên thăm quan, học tập kỹ thuật trồng nấm rơm

Không những kiếm được tiền từ việc trồng nấm, mà chị Lê Thị Chung còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục hội viên khác ở địa phương, với mức tiền công 200 nghìn một ngày, giờ đây nghề trồng nấm đã tạm được chị gọi là gắn bó mật thiết và chị cũng mong muốn mở rộng mô hình, thị trường, dần tạo thương hiệu nấm rơm Lang Chánh, đưa sản phẩm nấm không chỉ phục vụ bà con trong huyện, mà còn được bán trong các siêu thị, cửa hàng, nhà hàng lớn trong và ngoài tỉnh, để làm được như vậy nghề trồng nấm không chỉ một mình người phụ nữ dân tộc thái Lê Thị Chung, mà cần được nhân rộng, mở rộng quy mô cũng như cách thức tổ chức sản xuất, máy móc, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất để những bông nấm không chỉ mọc ở trong rừng mà nó con được chăm sóc, nuôi dưỡng, làm giàu cho chị em phụ nữ.

            Nghề trồng nấm đã được Lê Thị Chung, Khu Phố Chiềng Ban 2 Thị Trấn Lang Chánh duy trì thành công và đem lại thu nhập, đưa kinh tế gia đình trở nên khá giả, đã minh chứng cho hướng phát triển kinh tế mới, để mỗi chị em phụ nữ ở Lang Chánh không chỉ vào hái nấm trong rừng, mà còn phải biết tự nhân giống, chăm sóc nấm để bán ra thị trường, trở thành hàng hóa như chị Lê Thị Chung, từ đó tăng thêm thu nhập, vươn lên thoát nghèo, bền vững.

Ngọc Thỏa Đài TT-TH