Tín dụng chính sách: Mang cơ hội học tập đến học sinh sinh viên nghèo ở Lang Chánh

Huyện Lang Chánh là huyện miền núi thuộc một trong các huyện nghèo của cá nước. Với tinh thần “không để bất kỳ một học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nào phải bỏ học vì thiếu tiền đóng học phí và thiếu thiết bị học tập trực tuyến”, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lang Chánh quyết tâm khắc phục khó khăn, đưa nguồn vốn đến với người dân, mang lại cơ hội học tập cho hàng chục ngàn học sinh sinh viên nghèo.

Bước vào năm học mới NHCS huyện Lang Chánh phối hợp với 4 tổ chức hội cấp huyện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến những gia đình có con em thi đậu và đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.20 năm qua, huyện Lang Chánh đã có trên 1.700 học sinh, sinh viên được  vay vốn để chi phí học tập (trong đó có 28 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để mua sắm máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến); để cho các em được đến với các giảng đường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Ngân hàng chính sách giải ngân chính sách cho vay vốn HSSV tại điểm giao dịch xã Tam Văn

            Quá trình triển khai Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng học sinh, sinh viên, tại huyện Lang Chánh không có trường hợp nào phải bỏ học vì thiếu tiền đóng học phí. Ra trường, cơ bản các em đều có việc làm, có thu nhập để trả nợ đúng hạn.

Tại huyện Lang Chánh, chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với doanh số cho vay 20 năm đạt trên 18,8 tỷ đồng với 1.700 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn đi học. Nhiều gia đình có 3 - 4 con đi học có đủ điều kiện học tập, đều vay vốn học sinh, sinh viên, được học hành đến nơi, đến chốn, ra trường có việc làm ổn định.

Để không có em học sinh nào phải ngừng học vì không có tiền đóng học phí, từ mức cho vay ban đầu chỉ 800.000 đồng/HSSV/tháng, ngày 23/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 5/2022/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, tăng mức cho vay tối đa đối với chương trình cho vay học sinh, sinh viên lên 4 triệu đồng/HSSV/tháng, đáp ứng nhu cầu chi phí tối thiểu để các em ăn học.

Ngoài ra, quyết định này còn sửa đổi, mở rộng cho vay học sinh, sinh viên đối với các hộ gia đình, ngoài hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất còn thêm hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật

.

Cán bộ ngân hàng chính sách xã hôi huyện gặp gỡ trao đổi để nhân dân nắm rõ về các chính sách hỗ trợ vay vốn Học sinh sinh viên

Thêm một chính sách mới rất rộng mở, tiếp sức cho học sinh, sinh viên là ngày 4/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 09/2022/QĐ-TTg giúp học sinh, sinh viên được mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, mức vay tối đa 10 triệu đồng/trường hợp, với lãi suất 1,2%/năm. Điều kiện là thành viên của hộ gia đình nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 .

Thực hiện chính sách cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.Gia đình Anh Lương Văn Tuyên ở bản Giàng, xã Yên Khương đã đăng ký vay vốn thông qua Tổ chi hội nông dân. Anh cho biết, gia đình mình thuộc diện hộ cận nghèo, không có điều kiện mua sắm trang thiết bị học tập cho các con. Được sự quan tâm của Nhà nước, gia đình đã được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện Lang Chánh với số tiền 10 triệu đồng để mua máy tính phục vụ cho việc học tập của con.

Con gái anh Lương Văn Tuyên bản Giàng, xã Yên Khương đang học trực tuyến trên máy tính được mua tf nguồn vốn giúp học sinh, sinh viên được mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến

Tín dụng đối với học sinh, sinh viên thể hiện ý nghĩa xã hội sâu sắc, khẳng định chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng, Chính phủ, đã tạo được sự đồng thuận cao của cộng đồng xã hội. Chương trình đã góp phần quan trọng trong chính sách phát triển, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Đây là chương trình tín dụng chính sách có tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ Trung ương đến địa phương trong huy động nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ. Để chương trình tiếp tục đạt hiệu quả cao, chính quyền các cấp cần thường xuyên rà soát bổ sung kịp thời đối tượng HSSV là thành viên của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình và hộ có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, từ đó có cơ sở thực hiện nghiêm túc về việc xác nhận các gia đình thuộc diện vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên đúng đối tượng, phát huy giá trị tích cực của chương trình.

           

Ngọc Thỏa Đài TT-TH