Quy hoạch phát triển KTXH huyện lang Chánh đến năm 2020

Ngày 11/12/2009 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 4399 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội huyện Lang Chánh tỉnh Thanh hóa giai đoạn đến năm 2020

MỞ ĐẦU

Lang Chánh là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, nằm gần khu đô thị miền Tây của tỉnh và trên trục giao lưu chủ yếu với Tây Bắc của vùng miền núi Thanh Hoá, nên có vai trò rất quan trọng về KT-XH và an ninh- quốc phòng của tỉnh Thanh Hoá và vùng trung du- miền núi. Thực hiện chỉ thị số 32/1998/CT-CP ngày 23/9/19998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch, năm 2004 tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành lập đề án phát triển KT-XH đến năm 2010 miền Tây Thanh Hoá và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng trung du- miền núi Thanh Hoá đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ  vào các mục tiêu và định hướng phát triển trong đề án và quy hoạch, thời gian qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các ban, ngành trong tỉnh triển khai thực hiện đề án và quy hoạch đã thu được những kết quả khả quan trên nhiều mặt, đưa nền KT-XH của vùng trung du miền núi phát triển nhanh, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh và cả nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các nguồn lực của huyện phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, ổn định và nâng dần mức sống dân cư cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng biên giới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào các dân tộc huyện Lang Chánh đã phấn đấu vượt qua mọi thử thách, đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, đến nay đồng bào các dân tộc huyện Lang Chánh vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém; kinh tế phát triển chậm và vẫn là một trong những vùng nghèo nhất của tỉnh; kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế còn thiếu nhiều và tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.

Phát triển kinh tế -xã hội huyện Lang Chánh là một nội dung quan trọng trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009, Quyết định số 1832/QĐ-CT ngày 3/7/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 . Để thực hiện phát triển huyện theo quy hoạch, UBND tỉnh Thanh Hoá giao nhiệm vụ cho UBND huyện Lang Chánh triển khai tổ chức nghiên cứu, lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, huyện Lang Chánh đến năm 2020.

1. Mục đích:

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, huyện Lang Chánh đến năm 2020, nhằm xác định phương án phát triển tối ưu trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, xây dựng Lang Chánh trở thành huyện có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, môi  trường lành mạnh và phát triển bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền núi với miền xuôi, đảm bảo quốc phòng an ninh và giữ vững chủ quyền Quốc gia.

2. Yêu cầu:

Quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực huyện Lang Chánh phải được đặt trong các mối quan hệ phát triển liên ngành, liên vùng, đảm bảo đồng bộ và có hệ thống; bám sát định hướng phát triển chung theo vùng miền núi, cả tỉnh ; phối hợp chặt chẽ và thực hiện phân công trong phát triển kinh tế - xã hội, phân công lao động trên cơ sở cân đối theo địa bàn huyện và vùng, với cả tỉnh và phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế. 

3. Những căn cứ  xây dựng quy hoạch:

- Căn cứ  Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sữa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ và Thông tư số 03/2008/TT - BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sữa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng, lãnh thổ;

- Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ  XVI; nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ Lang Chánh nhiệm kỳ 2005-2010;

- Quyết định số 253/2005/QĐ-TTg ngày 12/ 10/ 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010;

 - Quyết định số 1832/QĐ-CT ngày 3/7/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

- Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

- Quyết định 2935/QĐ-UBND ngày 31/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh v/v phê duyệt Chương trình  giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá từ  năm 2009 đến năm 2020

- Quyết định số 882/QĐ-UBND ngày 27  tháng 3 năm 2007 của Chủ tịch  UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Lang Chánh,  tỉnh Thanh Hóa  đến năm 2020;

- Các quyết định về định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực có liên quan đến huyện để nghiên cứu…

4. Nội dung Báo cáo tổng hợp Quy hoạch gồm các phần sau:

- Phần thứ nhất: Đánh giá tác động các nguồn lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Lang Chánh.

- Phần thứ hai: Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Lang Chánh đến năm 2008 và ước thực hiện đến năm 2010.

- Phần thứ ba: Đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến phát triển kinh tế - xã hội huyện; nhận định những lợi thế và hạn chế phát triển.

- Phần thứ tư: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Lang Chánh đến năm 2020.

- Phần thứ năm:  Các giải pháp thực hiện Quy hoạch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN LANG CHÁNH

A. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

I. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:

1.Vị trí địa lý:

Lang Chánh là huyện miền núi cao nằm ở phía Tây -Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, có diện tích tự nhiên là 58.659,18 ha chiếm 5,3% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số năm 2008 là 48.794 người, mật độ dân số 83 người/km2 , (theo tổng điều tra dân số 1/4/2009 thì dân số toàn huyện là 45.637 người, mật độ dân số 78 người/km2 , giảm 3.157 người so với năm 2008), có 11 đơn vị hành chính (gồm 10 xã và 1 thị trấn huyện). Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa 100 km về phía Tây - Tây Bắc, cách đô thị miền Tây của tỉnh 16 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Bá Thước, phía Nam giáp huyện Thường Xuân, phía Đông giáp huyện Ngọc Lặc, phía Tây giáp huyện Quan Sơn và Piềng Xây Sầm Tớ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Tọa độ địa lý:

        Từ  200 00’ 13” -200 18’ 15”  

        Từ  1050 17’ 30” - 1050 45’ 20”

2. Vị trí địa kinh tế:

Lang Chánh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh của Thanh Hoá, khu vực Tây Bắc và cả nước. Là vùng đầu nguồn của các hệ thống sông suối của tỉnh Thanh Hoá, có ý nghĩa rất lớn và quan trọng về vị trí phòng hộ, dự trữ nguồn nước, giảm tác động thiên tai và bảo vệ môi trường sinh thái đối với cả tỉnh. Có quốc lộ 15A chạy qua, nối miền núi với các huyện đồng bằng, các trung tâm phát triển của tỉnh, thành phố Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố trong cả nước, với nước bạn Lào; là điều kiện thuận lợi cho giao lưu, hợp tác và liên kết phát triển. Có 7 km đường biên với Lào và đồn biên phòng 503, thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng biên; xây dựng biên giới hòa bình, hợp tác và hữu nghị.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên:

1. Địa hình:

Lang Chánh nằm ở khu vực miền núi có địa hình cao và phức tạp, nhiều núi cao, độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi các đồi núi, sông, suối... gây trở ngại lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cho xây dựng kết cấu hạ tầng; độ cao trung bình toàn huyện từ 500 m-700 m (so với mặt nước biển), cao nhất là đỉnh Bù Rinh 1.291 m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc

VP UBND huyện