Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
360 người đã bình chọn
1458 người đang online

QUYẾT ĐỊNH: Về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045

Đăng ngày 22 - 07 - 2022
100%

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày tháng năm 2022 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018; Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng , quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và các quy định của pháp luật có liên quan; Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 4877/SXD-QH ngày 07 tháng 7 năm 2022 về việc đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 (kèm theo Tờ trình số 93/TTrUBND ngày 27 tháng 6 năm 2022 của UBND huyện Lang Chánh). QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045, với nội dung chính sau: 2 1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch - Ranh giới lập quy hoạch xây dựng vùng huyện bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Lang Chánh với 10 đơn vị hành chính cấp xã (9 xã và 01 thị trấn), ranh giới lập quy hoạch cụ thể như sau: + Phía Bắc giáp huyện Bá Thước; + Phía Nam giáp huyện Thường Xuân; + Phía Đông giáp huyện Ngọc Lặc; + Phía Tây giáp huyện Quan Sơn và huyện Sầm Tớ (tỉnh Hủa Phăn -nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào). - Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng: 58.562,81ha (585,63 km²). 2. Tính chất - Là vùng sinh thái rừng đầu nguồn, vùng phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ và công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng. - Có vai trò quan trọng đảm bảo an ninh môi trường sinh thái ; an ninh nguồn nước ; quốc phòng, an ninh và đại đoàn kết các dân tộc thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hoá (theo Nghị Quyết 58-NQ-TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) ; vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của vùng miền núi thấp phía Tây tỉnh, là vùng chuyển tiếp giữa vùng trung du và vùng miền núi cao của tỉnh. 3. Các dự báo phát triển a) Quy mô dân số: - Dân số hiện trạng toàn huyện năm 2020: 50.180 người; mật độ dân số: 85,7người/km2; Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 18,8%. - Dự báo dân số đến năm 2030: khoảng 54.500 người; dân số đô thị khoảng: 21.500; tỷ lệ đô thị hóa đạt: 39,4%. - Dự báo dân số đến năm 2045: khoảng 58.500 người; dân số đô thị khoảng: 32.500; tỷ lệ đô thị hóa đạt: 55,5%. b) Quy mô đất đai - Hiện trạng diện tích tự nhiên huyện Lang Chánh là: 58.562,81ha; 3 - Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng: 1.362ha (chiếm 2,32% tổng diện tích tự nhiên); đến năm 2045 khoảng: 1.500 ha (chiếm 2,56% tổng diện tích tự nhiên). 4. Định hướng phát triển không gian vùng 4.1. Mô hình phát triển không gian vùng Với đặc điểm huyện miền núi cao, quỹ đất hạn chế, không gian toàn huyện Lang Chánh sẽ phát triển theo cấu trúc tuyến, điểm với thị trấn Lang Chánh là trung tâm. Không gian toàn huyện Lang Chánh sẽ phát triển theo cấu trúc sau: - Phát triển theo tuyến: + Quốc lộ 15A: là hành lang kinh tế chiến lược của tỉnh, nối các huyện đồng bằng với các huyện miền núi phía Tây, nối Thanh Hóa với các tỉnh Tây Bắc và qua QL 217 thông thương với nước bạn Lào. Quốc lộ 15A đoạn qua Lang Chánh đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương kinh tế, xã hội của huyện với cả vùng miền núi và đồng bằng. + Quốc lộ 16: Nối các huyện miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An: đây là trục chính phát triển cho các xã phía Tây huyện. + Tuyến đường tỉnh 530: là trục chính Đông - Tây huyện, kết nối thị trấn Lang Chánh với các xã phía Tây, kết nối Quốc lộ 15 với Quốc lộ 16 và thông qua của khẩu Méng, thông thương kinh tế, xã hội với nước bạn Lào. + Tuyến đường tỉnh 530B: Theo định hướng Quy hoạch tỉnh, tuyến đường tỉnh 530B sẽ kết nối với tuyến Sông Lò - Nam Động (đường tỉnh 530C) và Quốc lộ 15C đi Mường Lát. Như vậy sẽ hình thành tuyến đường ngắn nhất nối các huyện đồng bằng với các huyện miền núi phía Tây tỉnh. Khi hình thành, đây sẽ là trục tạo động lực, mở ra hướng phát triển quan trọng cho huyện Lang Chánh. - Các điểm đô thị, là hạt nhân phát triển kinh tế xã hội tiểu vùng: + Thị trấn Lang Chánh: Là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện. + Đô thị Ngàm (xã Yên Thắng): Là đô thị động lực, trung tâm tiểu vùng liên xã phía Tây huyện. Đầu mối giao thông quan trọng. + Đô thị Poọng (xã Giao Thiện): là đô thị động lực, trung tâm tiểu vùng phía Nam, đầu mối giao thông kết nối với Quốc lộ 47 và đô thị Ngọc Lặc. 4 4.2. Định hướng tổng thể phát triển không gian vùng - Không gian tổng thể vùng huyện Lang Chánh xác định trên cơ sở khung giao thông chính gồm: nhánh phía Bắc gắn với Quốc lộ 15A và đường tỉnh 530B; nhánh phía Tây gắn với Quốc lộ 16, liên kết 2 tuyến này là đường tỉnh 530 nhằm kết nối hiệu quả các khu vực nội huyện; - Hoàn thiện hệ thống khung giao thông trên cơ sở các tuyến đường đã có, xây dựng mới một số tuyến đường đã xác định trong đồ án quy hoạch vùng huyện nhằm kết nối các đô thị, các khu vực phát triển tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, du lịch trên phạm vi toàn huyện. - Phát triển các trung tâm cấp vùng trên cơ sở bố trí các công trình có vai trò là đầu mối về dịch vụ, kinh tế, văn hóa, xã hội làm cơ sở phát tr iển lan tỏa cho các khu vực lân cận. - Bố trí các khu chức năng trên cơ sở theo quy mô đất đai dự báo và các lợi thế về tài nguyên lao động, hạ tầng giao thông, vị trí địa lý. 4.3. Phân vùng phát triển Trên cơ sở đặc điểm địa lý tự nhiên, văn hóa, xã hội, giao thông kết nối, toàn huyện Lang Chánh được phân thành 03 tiểu vùng như sau: Vùng I: Vùng phía Bắc Gồm thị trấn Lang Chánh, xã Đồng Lương; Tam Văn; Tân Phúc. Trung tâm tiểu vùng là thị trấn Lang Chánh. Là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa – xã hội và kinh tế toàn huyện. Vùng phát triển đô thị, dịch vụ thương mại, du lịch công nghiệp chế biến nông lâm sản. Vùng II: Vùng phía Nam Gồm 3 xã: Giao An; Giao Thiên và Trí Nang. Trung tâm tiểu vùng là đô thị Poọng - Giao Thiện. Vùng phát triển Du lịch, dịch vụ thương mại; Nông nghiệp. Trong đó trọng điểm là khu du lịch Ma Hao - Trí Nang và chăn nuôi gia súc quy mô lớn. Vùng III: Vùng phía Tây Gồm 3 xã: Lâm Phú; Yên Thắng, Yên Khương. Trung tâm tiểu vùng: đô thị Yên Thắng. Vùng phát triển kinh tế phát triển nông lâm nghiệp gắn với chế biến; dịch vụ thương mại, du lịch. 5 4.4. Xác định các phân vùng kiểm soát, quản lý xây dựng Trên cơ sở phân vùng chức năng, định hướng phát triển kinh tế xã hội. Xác định các tiểu vùng quản lý, kiểm soát cụ thể hóa thành các vùng như sau: - Vùng kiểm soát và quản lý xây dựng: Bao gồm khu vực dự kiến phát triển đô thị: thị trấn Lang Chánh; đô thị Poọng (Giao Thiện), đô thị Ngàm (Yên Thắng). Khu vực dự kiến phát triển cụm công nghiệp (CCN): CCN Bãi Bùi; CCN Lý Ải. Tập trung kiểm soát và quản lý xây dựng các khu vực này để phát triển có trọng tâm, tránh phân tán, dàn trải. - Vùng hạn chế xây dựng: Các khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp, khu vực này chủ yếu giữ nguyên hiện trạng, phát triển các khu chức năng. góp phần giữ ổn định đất nông nghiệp, phát triển kinh tế, ổn định xã hội khu vực nông thôn, giữ gìn môi trường. Các điểm dân cư nông thôn, các làng bản được xây dựng theo nhu cầu thực tế có kiểm soát. - Vùng cấm xây dựng bao gồm: Các khu vực thuộc rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; các khu vực ruộng bậc thang; vành đai bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh được công nhận; các khu vực thuộc hành lang thoát lũ; khu vực bảo vệ các hồ đập; khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Các khu vực thuộc vành đai biên giới, các khu vực đất an ninh quốc phòng xây dựng theo các dự án riêng, có sự tham gia ý kiến của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. 4.5. Tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn a) Tổ chức hệ thống đô thị - Đến năm 2025: Ổn định các đô thị hiện nay, đầu tư hạ tầng thị trấn Lang Chánh và khu vực mở rộng (xã Quang Hiến cũ). - Lập quy hoạch chung 2 đô thị để quản lý, từng bước đầu tư: + Điều chỉnh Quy hoạch đô thị Ngàm (Yên Thắng) trên cơ sở địa giới hành chính xã Yên Thắng. + Quy hoạch Đô thị Poọng (Giao Thiện): trên cơ sở địa giới hành chính xã Giao Thiện. - Sau năm 2025, thành lập thị trấn Ngàm. - Sau năm 2030 đến 2045 tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực đô thị Ngàm; đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực đô thị Poọng và hướng tới thành lập thị trấn Poọng. 6 b) Định hướng phát triển khu vực nông thôn Lập quy hoạch chung xây dựng các xã đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo các giai đoạn phát triển. Không gian nông thôn phù hợp với định hướng chung của đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, các tiểu vùng; đảm bảo phát triển bền vững, gìn giữ cảnh quan truyền thống, tạo dựng môi trường sống thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. Kiểm soát phát triển đảm bảo được giữ được không gian định cư truyền thống về mật độ xây dựng, về tầng cao và mật độ xây dựng, mật độ cư trú; đồng thời bảo vệ được không gian nông nghiệp xung quanh Phát triển các điểm dân cư là trung tâm xã, các khu dân cư gắn với vùng sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, trồng lúa nước, lúa nương, trang trại chăn nuôi. Ổn định các làng, bản nông thôn miền núi truyền thống gắn với sản xuất nông lâm nghiệp; tạo ra các khu vực cộng đồng sản xuất nông nghiệp, bảo tồn và khôi phục ngành nghề truyền thống, thu hút du lịch; Khu dân cư nông thôn phát triển mới: Phát triển các khu dân cư nông thôn có quy mô phù hợp với nhu cầu phát triển đất ở của dân cư nông thôn. Khai thác hiệu quả các quỹ đất xen kẹp, phát triển các khu dân cư nông thôn đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các quỹ đất công cộng phục vụ dân cư. 5. Định hướng các không gian phát triển kinh tế 5.1. Phân bố không gian phát triển công nghiệp - Đến năm 2045 huyện Lang Chánh được quy hoạch 02 Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CCN – TTCN) cụ thể như sau: + CCN Bãi Bùi: quy mô 75,0ha. Các chức năng chính: Công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành hỗ trợ (sản xuất bao bì, đóng gói….) các ngành sử dụng nhiều lao động, cơ khí nông nghiệp, nghề truyền thống. + CCN Lý Ải: quy mô 20,0ha. Các chức năng chính: Công nghiệp chế biến nông lâm sản, cơ khí nông nghiệp. - Bố trí đất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp quy mô khoảng 15ha tại khu vực xã Yên Thắng để thu hút các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng (VLXD), sửa chữa cơ khí, các ngành nghề thu hút nhiều lao động, nghề truyền thông.... phục vụ các xã phía Tây huyện. 7 - Do đặc thù miền núi cao, dân cư phân tán, quỹ đất bằng ít, ngoài 2 cụm công nghiệp và khu vực đất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo định hướng quy hoạch, các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu, có thể bố trí tại các vị trí thuận lợi như: đầu mối giao thông, tại các trung tâm xã; có đất bằng. Nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Ưu tiên thu hút phát triển các ngành công nghiệp mà huyện có lợi thế về cung cấp nguyên liệu tại chỗ. 5.2. Định hướng phát triển thương mại dịch vụ - Với ưu thế có tuyến giao thông lớn quan trọng đi qua khu vực huyện: Quốc lộ 15A, Quốc lộ 16; đường tỉnh 530; 530B; cửa khẩu Méng. Phát triển thương mại ngoại vùng dịch vụ trung chuyển hàng hóa, hành khách, dịch vụ kho vận… - Trung tâm thương mại đầu mối chính của vùng, có chức năng là trung tâm đầu mối các hoạt động thương mại và dịch vụ chính của huyện, xây dựng tại 3 khu vực sau: + Đô thị trung tâm thị trấn Lang Chánh: xây dựng hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng dịch vụ.... là trung tâm thương mại của hu yện. + Đô thị Ngàm: siêu thị, trung tâm thương mại dịch vụ, dịch vụ vận tải, kho bãi, logistics… là trung tâm đầu mối giao thương quan trọng khu vực phía Tây của huyện. + Bổ sung quy hoạch trung tâm thương mại tại đô thị Poọng (xã Giao Thiện): siêu thị, trung tâm thương mại dịch vụ,… là trung tâm đầu mối giao thương quan trọng khu vực phía Nam của huyện. - Đến năm 2045 phát triển Lang Chánh quy hoạch 5 chợ bao gồm: 1 chợ hạng II (chợ huyện – thị trấn Lang Chánh) và 4 chợ hạng III: chợ Ngàm – xã Yên Thắng; chợ Yên Khương; chợ Giao Thiện; chợ Lý Ải (xã Đồng Lương); - Để phù hợp với đặc thù văn hóa miền núi cao, quy hoạch 01 chợ phiên tại cửa khẩu Méng (xã Yên Khương), là nơi giao lưu, mua bán các nông sản địa phương, cũng là nơi giao lưu văn hóa các dân tộc, phù hợp với tập quán các dân tộc miền núi cao. 5.3. Định hướng phát triển du lịch - Tập trung phát triển loại hình du lịch văn hóa, trải nghiệm và khám phá thiên nhiên. Trên cơ sở khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch của huyện, 8 phối hợp với doanh nghiệp đầu tư có tầm nhìn dài hạn quần thể núi Chí Linh gắn với khởi nghĩa Lam Sơn và các điểm du lịch như: đền Tến Búa (xã Giao Thiện); Chùa Mèo và Lễ hội chùa Mèo; tour trải nghiệm danh lam - thắng cảnh: Khu du lịch sinh thái bản Năng Cát - Thác Ma Hao (xã Trí Nang) - thác Hón Lối (xã Giao Thiện), thác Hón Oi (thị trấn Lang Chánh); ruộng bậc thang Ngàm Pốc (xã Yên Thắng). Phát triển du lịch trải nghiệm dọc sông Âm: du lịch sinh thái vãn cảnh, chèo thuyền kayak ngắm cảnh thiên nhiên. - Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng theo Quyết định số 1432/QĐ -UBND ngày 04/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh đến 2030, tầm nhìn đến năm 2040; - Hình thành, kết nối các tour du lịch liên huyện trong tỉnh: Cẩm Thủy -Bá Thước - Quan Hoá - Lang Chánh: dọc theo Quốc lộ 217 kết nối các khu du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa tâm linh nổi tiếng của tỉnh như: Suối Cá Thần Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ) – KBT thiên nhiên Pù Luông; Son – Bá –Mười (Bá Thước); - KBT thiên nhiên Pù Hu; quần thể hang Lũng Mu (Quan Hoá) – Chùa Mèo; Quần thể di tích lịch sử núi Chí Linh; Thác Ma Hao (Lang Chánh). - Phát triển các tour/tuyến du lịch liên tỉnh “Lang Chánh - Bá Thước -Quan Hoá - Mai Châu (Hoà Bình) và các tỉnh phía Tây Bắc Bộ theo QL15A”. 5.4. Định hướng phát triển nông nghiệp Phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình khoán khoanh nuôi, khoán bảo vệ rừng phòng hộ, thâm canh phục tráng rừng luồng. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, với khu sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác hoặc kết hợp với nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và chủ trương tích tụ, tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo hướng áp dụng công nghệ cao; phát huy hiệu quả kinh tế trang trại. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững. Ổn định và mở rộng diện tích trồng lúa nước ở những nơi có điều kiện. Hạn chế việc chuyển đất trồng lúa, nhất là đất lúa ruộng bậc thang sang đất khác, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội. 9 Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại; các khu vực khó phát triển sẽ chuyển sang phát triển nông nghiệp sinh thái đa canh vườn - ao -chuồng - sông hồ kết hợp với du lịch cộng đồng, cảnh quan. - Phát triển xây dựng các vùng chăn nuôi hàng hóa, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, quy mô lớn công nghiệp. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với các trang trại chăn nuôi. Củng cố vai trò của khuyến nông viên cơ sở, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tập trung phát triển các loại vật nuôi có lợi thế, các sản phẩm của địa phương gắn với du lịch cộng đồng như: Trâu Bò, lợn gà, vịt, dê, cá nước lạnh,.. Giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; quản lý tốt v iệc giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Nuôi trồng thủy sản: Tập trung phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế. Tận dụng tối đa mặt nước diện tích ao, hồ hiện có để nuôi trồng thủy sản; đầu tư hỗ trợ sản xuất nghề nuôi cá nước lạnh. 6. Định hướng phát triển các công trình hạ tầng xã hội 6.1. Hệ thống công trình Y tế - Xây dựng hoàn thiện mạng lưới y tế cấp cơ sở theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Đầu tư bệnh viện Đa khoa huyện tại thị trấn Lang Chánh đảm bảo tiêu chuẩn ngành. - Đến năm 2045: Tăng tỷ lệ giường bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. Hoàn thiện hệ thống y tế từ tuyến huyện đến tuyến xã trên địa bàn huyện đảm bảo tiêu chuẩn ngành; - Khuyến khích phát triển xã hội hóa phòng khám tư nhân tại các đô thị. 6.2. Hệ thống công trình Giáo dục - Ổn định trường PTTH huyện hiện có tại thị trấn Lang Chánh, mở rộng, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn ngành; bổ sung trường 2 cấp học tại Yên Thắng (bao gồm THCS và cấp THPT) phục vụ học sinh các xã khu vực phía Tây huyện. Bố trí quỹ đất xây dựng các cơ sở bán trú, nội trú cho các trường bằng nhiều nguồn vốn. - Nâng cấp Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Nâng cấp, bổ sung và xây dựng cơ sở, vật chất nhằm đáp ứng quy mô dự báo của vùng và nâng cao chất lượng dạy và học. 10 - Mở rộng quỹ đất các trường mầm non, phổ thông thiếu đất để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí tại Thông tư 13/2020/TTBGDĐT ngày 26/5/2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Di dời các điểm trường tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, khu vực thường xuyên bị lũ ống, lũ quét đến nơi an toàn (khu Lọng, trường Mầm non Tam Văn, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tam Văn). Tiếp tục rà soát các cơ sở giáo dục tại những khu vực tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra thiên tai, từng bước bố trí di dời đến các vị trí ổn định để đầu tư lâu dài, đảm bảo an toàn cho công tác dạy và học. 6.3. Hệ thống công trình văn hóa - thể thao - Xây dựng khu trung tâm văn hóa thể thao huyện tại thị trấn Lang Chánh theo đồ án quy hoạch vùng đã xác định và theo tiêu chuẩn ngành. - Lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia Chùa Mèo và lập hồ sơ khoa học Lễ hội chùa Mèo đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đưa chuông chùa Mèo về lại Chùa Mèo. - Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc; nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng một số môn thể thao dân tộc, lễ hội dân gian như Lễ - Hội Chá Mùn – Chá Một (xã Yên Thắng); hội Tến Púa (xã Giao Thiện)…; tạo điều kiện để phát triển dân ca dân vũ, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, đồng thời phục vụ phát triển du lịch bền vững. - Xây dựng công viên cây xanh thị trấn. * Định hướng đến năm 2030 toàn huyện có 2 cụm Trung tâm Văn Hóa – TDTT cấp khu vực: - Thị Trấn Lang Chánh: cấp huyện và các xã khu vực phía Đông, bao gồm sân vận động và các thiết chế văn hóa tổng hợp đa chức năng: sân thể thao cơ bản, trung tâm văn hóa thể thao, Cung văn hóa, nhà thiếu nhi. Quy mô theo tiêu chuẩn của ngành. - Tại đô thị Ngàm: Trung tâm TDTT cấp khu vực các xã phía Tây huyện Trung tâm TDTT cấp xã: 100% các xã và thị trấn đã có sân thể thao; Cải tạo và nâng cấp các khu trung tâm TDTT hiện hữu đạt chuẩn. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc; nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng một số môn thể thao dân tộc, lễ hội dân gian; tạo điều kiện để phát triển dân ca dân vũ, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, đồng thời phục vụ phát triển du lịch bền vững. 11 7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật 7.1. Định hướng phát triển giao thông * Quốc lộ: Tuân thủ nội dung quy hoạch các tuyến quốc lộ theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đoạn qua huyện Lang Chánh có các tuyến Quốc lộ 15A, Quốc lộ 16 thuộc nhóm quốc lộ thứ yếu khu vực miền Trung và Tây Nguyên, được quy hoạch với quy mô như sau: + Quốc lộ 15A: chạy qua huyện từ đi qua các xã: Đồng Lương và thị trấn Lang Chánh, tổng chiều dài qua huyện khoảng 14km: đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV; 2 đến 4 làn xe. + Quốc lộ 16: Ổn định hướng tuyến hiện nay đoạn qua huyện Lang Chánh với chiều dài 24km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe. * Đường tỉnh: Tuân thủ theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Chủ tich UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 29/8/2017. + Đường tỉnh 530 (thị trấn đi Yên Khương): ổn định, nâng cấp quy mô tổng chiều dài 43,1km, đến năm đạt tiêu chuẩn đường cấp III. + Tuyến đường Tân Phúc – Văn Nho: tổng chiều dài 17,5km. Hiện trạng là đường giao thông nông thôn loại A. Đến năm 2030 được quy hoạch đường cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; đến năm 2045 quy hoạch đường cấp III. + Tuyến đường Trí Nang - Giao Thiện (Lang Chánh): tổng chiều dài 18,0km. Hiện trạng là đường giao thông nông thôn loại A. Đến năm 2030 được quy hoạch đường cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; đến 2045 quy hoạch đường cấp III. + Tuyến đường từ QL15A đi Giao Thiện (Lang Chánh): tổng chiều dài 14,0km. Hiện trạng là đường giao thông nông thôn loại A. Đến năm 2030 được quy hoạch đường cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; đến 2045 quy hoạch đường cấp III. + Tuyến đường Yên Thắng - Tam Văn - Văn Nho: tổng chiều dài 25km. Hiện trạng là đường giao thông nông thôn. Đến năm 2030 được quy hoạch đường cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; đến năm 2045 quy hoạch đường cấp III. + Tuyến đường Yên Nhân - Giao Thiện - Vân Am: tổng chiều dài 22,3km. Hiện trạng là đường giao thông nông thôn. Đến năm 2030 được quy hoạch đường cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; đến năm 2045 quy hoạch đường cấp III. 12 + Tuyến đường tỉnh 530B tránh thị trấn: tổng chiều dài 11,2km (tuyến mới). Đến năm 2030 được quy hoạch đường cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; đến năm 2045 quy hoạch đường cấp III. Đường huyện: Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường đạt tối thiểu cấp IV, cấp V + Đường tránh Thị Trấn Lang Chánh từ ngã ba thôn Giàng Vìn, xã Trí Nang nối với QL15A; tổng chiều dài khoảng 8,0km, đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn đường cấp V đến năm 2045 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. + Đường từ Đồn Biên phòng Yên Khương nối với đường tuần tra cửa khẩu Méng; tổng chiều dài khoảng 1,0km, đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn đường cấp V đến năm 2045 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. + Nâng cấp đường giao thông từ QL15A đi Giao An - Giao Thiện - nối với xã Vân Am (Ngọc Lặc); tổng chiều dài khoảng 14,0km, đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn đường cấp V đến năm 2045 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. + Đường từ bản Mè xã Yên Khương đi bản Nà Đang xã Lâm Phú; tổng chiều dài khoảng 5,0km, đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn đường cấp V đến năm 2045 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. + Đường từ xã Tân Phúc đi bản Tiến xã Lâm Phú; tổng chiều dài 10,0km, đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn đường cấp V đến năm 2045 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. * Đường đô thị: - Thực hiện theo các Đồ án quy hoạch chung đô thị, khu vực nội thị được thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07-4:2016/BXD, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đáp ứng cho đô thị loại V, cụ thể: - Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị: tối thiểu 13%; mật độ đường giao thông (tính đến đường khu vực): 6,5-8 km/km2. - Mạng lưới giao thông đô thị được phát triển trên cơ sở tận dụng các hệ thống các tuyến giao thông hiện có đi qua đô thị như: Quốc lộ 15, Quốc lộ 15C đường tỉnh, đường huyện. - Tuyến chính được khuyến nghị thiết kế quy mô từ 4-6 làn xe có bố trí giải phân cách tối thiểu 3m, vỉa hè ≥ 5m. - Tuyến giao thông cấp khu vực, Phân khu vực khuyến nghị thiết kế quy mô từ 2- 4 làn xe. 13 * Hệ thống giao thông nông thôn: Hoàn thiện cơ bản mạng lưới hạ tầng giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được bê tông hoá, đáp ứng nhu cầu vận tải khu vực nông thôn. * Bến xe khách: Quy hoạch bến xe trên địa bàn huyện: + 01 bến xe loại III tại thị trấn Lang Chánh, + 02 bến loại IV tại đô thị Ngàm và đô thị Poọng. 7.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật - Yêu cầu chung: Phù hợp với tổ chức hệ thống thoát nước mưa hiện có; tận dụng đến mức cao nhất địa hình tự nhiên, giữ được hệ thống cây xanh hiện có, hạn chế khối lượng đào đắp và hạn chế chiều cao đất đắp. - Cao độ san nền được tính toán cho từng khu vực, trong đó có dự báo, ứng phó với biến đổi khí hậu do nước biển dâng. - Định hướng thoát nước: + Thoát nước mặt chủ yếu kết hợp hệ thống các kênh, mương tiêu và các trạm bơm thoát nước mưa cho đô thị và các điểm dân cư ra các hệ thống suối và sông Âm. + Trong quá trình xây dựng, phát triển đô thị cần giữ tối đa và tăng diện tích bề mặt các hệ thống ao, hồ, đập sẵn có trên địa bàn toàn huyện làm hệ thống điều hòa nước mặt một cách tự nhiên. 7.3. Định hướng cấp nước Nhu cầu sử dụng nước toàn huyện (làm tròn) khoảng 7.400 m3/ngđ (giai đoạn năm 2030) và 11.100 m3/ngđ (giai đoạn năm 2045). - Nguồn cấp nước: Hệ thống sông Âm là nguồn nước mặt chính được sử dụng cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp cho các đô thị huyện Lang Chánh. - Đề xuất xây dựng (XD) 04 Nhà máy nước phục vụ nhu cầu nước sạch cho các đô thị và vùng phụ cận: + XD Nhà máy nước thị trấn Lang Chánh; công suất (CS): 5.500m3/ng.đ; diện tích khoảng 2,5ha (cấp cho thị trấn Lang Chánh, Tân Phúc, Đồng Lương). + XD Nhà máy Năng Cát; CS: 3.000m3/ng.đ; diện tích khoảng 2,5ha (cấp cho xã Trí Nang, Giao An, Giao Thiện). 14 + XD Nhà máy nước Ngàm; CS: 1.500m3/ng.đ; diện tích khoảng 2ha (cấp cho xã Yên Khương, Yên Thắng). + XD Nhà máy nước Lâm Phú; CS: 1.500m3/ng.đ; diện tích khoảng 2ha (cấp cho xã Lâm Phú, Tam Văn). - Đến năm 2030 hướng tới đạt tỷ lệ 98% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. 80% dân số dùng nước sạch. - Đến năm 2045 hướng tới đạt tỷ lệ 100% người dân được sử dụng nước sạch (Kế hoạch số 286/KH-UBND ngày 22/12/2021 của UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Thanh Hóa). - Mạng lưới cấp nước: Sử dụng đường ống cấp nước HPDE, được quy hoạch ngầm dọc theo các trục đường giao thông. 7.4. Định hướng cung cấp năng lượng Tổng nhu cầu sử dụng điện: Đến năm 2030: khoảng 35.500 KW; đến năm 2045: khoảng 44.800KW. Nguồn điện: Giai đoạn đầu lấy từ trạm 110KV Bá Thước có công suất 2x25MVA hiện đang cung cấp cho các huyện miền núi. Theo Quy hoạch ngành điện, định hướng giai đoạn 2026-2030 xây dựng mới trạm 110kV Lang Chánh, công suất 40MVA-110/35kV, cấp điện cho huyện Lang Chánh. Vị trí dự kiến tại xã Đồng Lương. Nghiên cứu các loại hình sản xuất năng lượng tái tạo như: điện gió, điện mặt trời; điện sinh khối… tại các vị trí phù hợp. Đến năm năm 2030 đạt tỷ lệ 100% người dân được cung cấp điện, nâng cao chất lượng điện, chất lượng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt sản xuất của người dân. Lưới điện: Khu vực các xã nông thôn sử dụng đường dây nổi. các tuyến đường dây 35KV được giữ nguyên. Cấp điện cho các trạm biến áp phụ tải khu vực trung tâm huyện, khu đô thị khuyến khích sử dụng cáp ngầ m. Cấp điện khu dân cư ngoại thị, cụm công nghiệp, sử dụng đường dây trên không có bọc cách điện. 7.5. Hạ tầng viễn thông thụ động - Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng: Tiếp tục duy trì nâng cấp các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các trung tâm giao dịch viễn thông, các Bưu cục cấp II, cấp III, điểm bưu điện - văn hóa xã, 15 - Trạm chuyển mạch cố định, truy nhập Internet cố định: Trạm chính (trạm nút) tại thị trấn Lang Chánh giữ nguyên tại vị trí như hiện nay; Nâng cấp các trạm chuyển mạch cố định, trạm truy nhập quang hiện có; Đầu tư xây dựng mới các trạm truy nhập quang tại các khu đô thị mới, cụm công nghiệp mới, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, truyền hình qua mạng viễn thông. - Trạm thông tin di động: Đầu tư xây dựng mới các cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động 4G/5 G và thế hệ mới sau 5G tại khu dân cư hiện hữu và các khu dân cư mới, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới, khi lập các đồ án quy hoạch. Số lượng, vị trí các trạm BTS sẽ được tính toán v à bố trí cụ thể ở các bước tiếp theo (quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết xây dựng). - Hạ tầng mạng cáp viễn thông: + Nâng cấp dung lượng các tuyến cáp quang nội tỉnh từ các trạm HOST đến trạm chính (trạm nút) đặt tại thị trấn Lang Chánh và từ trạm chính đặt tại thị trấn đến các trạm vệ tinh lắp đặt tại các xã. + Đối với các tuyến đường mới đầu tư xây dựng mới các tuyến cáp dọc theo các tuyến đường. + Đối với các hệ thống cáp viễn thông hiện hữu, thực hiện cải tạo, chỉnh trang đảm bảo mỹ quan và an toàn cho người dân theo lộ trình: Loại bỏ các đường dây cáp, sợi cáp không còn sử dụng; Thực hiện bó gọn, gia cố hệ thống dây cáp; Hạ ngầm các tuyến cáp treo thuộc các khu vực, tuyến hướng theo quy hoạch phải ngầm hóa mạng cáp; Hạ ngầm các tuyến cáp treo tại các ngã tư, nút giao thông và tuyến cáp cắt ngang qua đường giao thông. - Nhu cầu sử dụng đất cho các công trình viễn thông thu động: + Diện tích 01 trạm viễn thông xây dựng mới là: ≥ 200 m2; + Diện tích xây dựng cột ăng ten: ≥ 80 m2 7.6. Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang a) Định hướng thoát nước thải - Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải, đảm bảo xử lý tổng lượng nước thải đến năm 2030 là khoảng 6.400 m3/ng.đ. đến năm là khoảng 9.400 m3/ng.đ. - Các đô thị, cụm công nghiệp, điểm du lịch quy hoạch hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, có các trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và được kiểm 16 soát chặt chẽ. Các trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn quy hoạch hệ thống thoát nước chung; nước thải được xử lý cục bộ trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung. Xây dựng mới 04 trạm xử lý nước thải (XLNT) tập trung: + Nhà máy XLNT tại thị trấn Lang Chánh, công suất 5.000 m3/ngđ, diện tích khoảng 2,0ha; + Nhà máy XLNT tại đô thị Ngàm (Yên Thắng) công suất 1.200 m3/ngđ, diện tích khoảng 2ha; + Nhà máy XLNT tại đô thị Poọng (Giao Thiện) công suất 2.400 m3/ngđ, diện tích khoảng 2,0ha; + Nhà máy XLNT tại xã Lâm Phú công suất 800 m3/ngđ, diện tích khoảng 1,0ha; - Khu vực nông thôn xây dựng hệ thống thu gom nước thải và nước mưa riêng và xử lý cục bộ đảm bảo quy chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường theo quy định. Xây dựng các mương xây có tấm đan, thoát nước chung với nước mưa, thu nước thải đưa xa ngoài phạm vi làng xóm, tận dụng hệ thống kênh, mương nội đồng; ao, hồ sẵn có ngoài đồng để xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên (mô hình hồ sinh học, cánh đồng lọc, cánh đồng tưới). Tái sử dụng nước thải sau xử lý để phục vụ nông nghiệp. - Các nhóm hộ gia đình có chăn nuôi gia cầm và các trang trại nuôi gia súc tập trung sẽ xây bể biogas, xử lý phân rác thải tận dụng năng lượng phục vụ sinh hoạt. b) Định hướng quản lý chất thải rắn Tổng lượng thải phát sinh đến 2030 khoảng 76 tấn/ngđ. Trong đó, lượng thải sinh hoạt khoảng 49,0 tấn/ngđ, lượng thải công nghiệp khoảng 22,0 tấn/ngđ. Tổng lượng thải phát sinh đến 2045 khoảng 80,0 tấn/ngđ. Trong đó, lượng thải sinh hoạt khoảng 52,6 tấn/ngđ, lượng thải công nghiệp khoảng 22,0 tấn/ngđ. Khu xử lý: Định hướng Lang Chánh xác định 02 địa điểm bố trí các cơ sở xử lý CTR, cụ thể: + Tại xã Đồng Lương: diện tích 5,0ha, công suất đến 2030: 30 tấn/ng.đ; đến 2045: 50 tấn/ng.đ. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh (Sau năm 2025 sử dụng công nghệ đốt). 17 + Tại xã Yên Thắng: diện tích 5,0ha, công suất đến 2030: 20 tấn/ng.đ; đến 2045: 30 tấn/ng.đ. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh (Sau năm 2025 sử dụng công nghệ đốt). c) Định hướng quản lý nghĩa trang - Xây dựng nghĩa trang tập trung cấp huyện tại xã Đồng Lương, quy mô khoảng 10ha theo tiêu chuẩn nghĩa trang, có đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo mỹ quan và không ảnh hưởng đến VSMT khu vực lân cận. - Quy hoạch các nghĩa trang nhân dân tập trung cấp xã trên cơ sở đảm bảo bán kính phục vụ cho toàn xã, phải phù hợp với thực tế và phong tục tập quán của nhân dân; đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường khu vực lân cận (khuyến khích mỗi xã bố trí quỹ đất hợp lý để xây dựng nghĩa trang tập trung, ưu tiên mở rộng trên cơ sở nghĩa trang hiện có và đảm bảo các tiêu chí: khoảng cách ly xa nơi dân cư, có khả năng mở rộng). - Các khu dân cư ở vùng núi cao hoặc địa hình chia cắt được phép chôn cất tại các nghĩa trang hiện có theo phong tục địa phương. 7.7. Định hướng phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, sắp xếp lại dân cư, các cơ sở kinh tế xã hội trong vùng thường xuyên bị ngập lũ, xây dựng phương án tái định cư theo Quyết định số: 4845/QĐ-UBND ngày 1/12/2021 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục rà soát các khu vực tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra thiên tại, sạt lở đất để từng bước bố trí di dời, tái định cư cho các hộ dân vùng có nguy cơ. 7.8. Quản lý và bảo vệ môi trường - Phát triển kinh tế, xã hội, đô thị hóa phải đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp, kế hoạch bảo vệ môi trường, bao gồm: - Phát triển đô thị phải gắn liền với xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho các khu dân cư, đô thị tránh phát sinh chất thải ra môi trường. - Kiểm soát môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, các điểm du lịch, các dự án khi triển khai phải đảm bảo đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định, tăng cường giám sát kiểm tra định kỳ. - Xây dựng chương trình quan trắc, bố trí các điểm quan trắc môi trường nước tại các vị trí nguồn sinh thuỷ, nguồn tiếp nhận nước thải, vùng nước ven bờ, môi trường đất, không khí tại các khu vực trọng điểm. 18 8. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2030 TT Tên dự án Quy mô Giai đoạn Nguồn vốn A Nhóm dự án quy hoạch 1 Lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các đô thị: TT Lang Chánh; đô thị Poọng (Giao Thiện); đô thị Ngàm (Yên Thắng) Ngân sách 2 Lập QHC xây dựng các xã Ngân sách B Nhóm dự án hạ tầng kỹ thuật 1 Đường GT tránh Thị Trấn Lang Chánh từ thôn Phống Bàn (xã Quang Hiến cũ) nối với QL15A Đường cấp IV;III; 2021-2025 Ngân sách 2 Đường giao thông tránh TL 530B phía Nam thị trấn 2021-2025 3 Đường Yên Thắng đi Tam Văn huyện Lang Chánh nối tiếp với xã Văn Nho huyện Bá Thước Đường cấp IV; tối thiểu 2 làn xe 2021-2025 Ngân sách 4 Đường nội thị đô thị Poọng - Giao Thiện; đô thị Ngàm - Yên Thắng Đường cấp IV; tối thiểu 2 làn xe Ngân sách 5 Đường nội thị thị trấn Lang Chánh mở rộng. 6 Đường từ Đồn BP Yên Khương nối với đường tuần tra của khẩu Méng 7 Nâng cấp đường GT từ QL15A đi Giao An - Giao Thiện - nối với xã Vân Am (Ngọc Lặc) 8 Đường GT từ bản Tiên xã Lâm Phú đi QL217 Đường cấp III; 2-4 làn xe Ngân sách 9 Đường GT từ bản Mè xã Yên Khương đi bản Nà Đang xã Lâm Phú Đường cấp III; 2-4 làn xe Ngân sách 10 Đường GT xã Tân Phúc đi bản Tiến xã Lâm Phú 11 Xây dựng mới đường dây 35KV, TBA, ĐZ 0,4 KV Thôn Húng xã Giao Thiện 19 TT Tên dự án Quy mô Giai đoạn Nguồn vốn 12 Xây dựng mới đường dây 35KV, TBA, ĐZ 0,4 KV Khu dân cư thôn Tân Biên xã Tân Phúc 13 Xây dựng mới đường dây 35KV, TBA, ĐZ 0,4 Kv Thôn Thung xã Đồng Lương 14 Xây mới trạm biến áp 110 kV Đồng Lương 40MVA-110/35kV 15 Hệ thống thoát nước đô thị Thị trấn Lang Chánh mở rộng 16 Hệ thống đèn chiếu sáng đô thị Thị trấn Lang Chánh mở rộng Ngân sách 17 Nhà máy nước sạch thị trấn C Nhóm dự án hạ tầng kinh tế 1 Nhóm các công trình Hạ tầng kỹ thuật công nghiệp: CCN Bãi Bùi; CCN Lý Ải; 95ha Doanh nghiệp 2 XD chợ tại các đô thị theo đồ án quy hoạch vùng huyện đã xác định. Doanh nghiệp 3 Các dự án, đề án chương trình phát triển du lịch của huyện. Ngân Sách 4 Triển khai các hạng mục thuộc Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh Ngân sách Doanh nghiệp 5 XD Khu du lịch Ma Hao - Trí Nang gắn với di tích núi Chí Linh và vùng phụ cận D Nhóm dự án hạ tầng xã hội 1 Xây dựng mới Trung tâm VHTT huyện: Sân vận động, nhà thi đấu đa năng, công viên cây xanh… Ngân sách 2 Lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia Chùa Mèo và lập hồ sơ khoa học Lễ hội chùa Mèo đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Ngân sách 3 Xây dựng bệnh viện đa khoa huyện; xây dựng trường liên cấp Yên Thắng 4 Trụ sở cơ quan hành chính huyện Ngân sách 20 Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. UBND huyện Lang Chánh có trách nhiệm: - Phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch để đóng dấu, lưu trữ theo quy định. - Tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch được duyệt trong thời gian 15 kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt. - Tổ chức bàn giao hồ sơ, tài liệu quy hoạch cho địa phương, các đơn vị liên quan làm cơ sở để quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt. - Tổ chức, chỉ đạo chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ, thực hiện đầu tư quỹ đất theo quy hoạch được duyệt. - Lập kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch nông thôn. - Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước bằng các cơ chế chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước. 2. Sở Xây dựng và các ngành chức năng liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực hiện theo quy hoạch và các quy định hiện hành của pháp luật. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh; Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3 Quyết định; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/c); - Các đ/c Ủy viên UBND tỉnh; - Lưu: VT, CN. H4.(2022)QDPD QH VH LChanh TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Mai Xuân Liêm

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:     /QĐ-UBND  Thanh Hóa, ngày tháng năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng 
vùng huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn  cứ  Luật  Tổ  chức  Chính  quyền  địa  phương  ngày  19  tháng  6  năm 
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật 
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; 
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến 
quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn  cứ  Nghị  định  số  44/2015/NĐ-CP  ngày  06  tháng  5  năm  2015  của 
Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn  cứ  Nghị  định  số  72/2019/NĐ-CP  ngày  30  tháng  8  năm  2019  của 
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 
07  tháng  4  năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị 
và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày  06  tháng  5  năm  2015 quy định chi tiết 
một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ 
Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng ,
quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và các quy 
định của pháp luật có liên quan;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số  4877/SXD-QH 
ngày  07  tháng  7  năm  2022  về  việc  đồ  án  Quy  hoạch  xây  dựng  vùng  huyện 
Lang  Chánh,  tỉnh  Thanh  Hóa  đến  năm  2045  (kèm  theo  Tờ  trình  số  93/TTrUBND ngày 27 tháng 6 năm 2022 của UBND huyện Lang Chánh).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.  Phê duyệt  đồ án  Quy hoạch xây dựng vùng huyện  Lang Chánh, 
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045, với nội dung chính sau: 
2
1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch
-  Ranh giới lập quy hoạch xây dựng vùng huyện bao gồm toàn bộ diện 
tích tự nhiên của huyện Lang Chánh với 10 đơn vị hành chính cấp xã (9 xã và 
01 thị trấn), ranh giới lập quy hoạch cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Bá Thước;
+ Phía Nam giáp huyện Thường Xuân;
+ Phía Đông giáp huyện Ngọc Lặc;
+  Phía Tây  giáp huyện  Quan  Sơn và  huyện  Sầm Tớ  (tỉnh  Hủa  Phăn  -nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào).
- Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng: 58.562,81ha (585,63 km²).
2. Tính chất
-  Là vùng sinh thái rừng đầu nguồn, vùng phát triển kinh tế nông  –  lâm 
nghiệp, du lịch, dịch vụ và công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng.
-  Có vai trò quan trọng đảm bảo an ninh môi trường sinh thái ; an ninh 
nguồn nước ; quốc phòng, an ninh và đại đoàn kết các dân tộc thuộc vùng miền 
núi  tỉnh  Thanh  Hoá  (theo  Nghị  Quyết  58-NQ-TW  ngày  05/8/2020  của  Bộ 
Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn 
đến năm 2045) ; vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của 
vùng miền núi thấp phía Tây tỉnh, là vùng chuyển tiếp giữa vùng trung du và 
vùng miền núi cao của tỉnh.
3. Các dự báo phát triển
a) Quy mô dân số:
-  Dân số hiện trạng toàn huyện năm 2020: 50.180 người;  mật độ dân số: 
85,7người/km2; Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 18,8%. 
-  Dự  báo  dân  số  đến  năm  2030:  khoảng  54.500  người;  dân  số  đô  thị 
khoảng: 21.500; tỷ lệ đô thị hóa đạt: 39,4%.
-  Dự  báo  dân  số  đến  năm  2045:  khoảng  58.500  người;  dân  số  đô  thị 
khoảng: 32.500; tỷ lệ đô thị hóa đạt: 55,5%.
b) Quy mô đất đai
- Hiện trạng diện tích tự nhiên huyện Lang Chánh là: 58.562,81ha; 
3
-  Dự  báo  đất  xây  dựng  đô  thị  đến  năm  2030  khoảng:  1.362ha  (chiếm 
2,32% tổng diện tích tự nhiên); đến năm 2045 khoảng: 1.500 ha (chiếm 2,56% 
tổng diện tích tự nhiên).
4. Định hướng phát triển không gian vùng
4.1. Mô hình phát triển không gian vùng
Với  đặc  điểm  huyện  miền  núi  cao,  quỹ  đất  hạn  chế,  không  gian  toàn 
huyện Lang Chánh sẽ phát triển theo cấu trúc tuyến, điểm với thị trấn Lang 
Chánh là trung tâm. Không gian toàn huyện Lang Chánh sẽ phát triển theo cấu 
trúc sau:
- Phát triển theo tuyến:
+  Quốc lộ 15A: là hành lang kinh tế chiến lược của tỉnh, nối các huyện 
đồng bằng với các huyện miền núi phía Tây, nối Thanh Hóa với các tỉnh Tây 
Bắc và qua  QL 217 thông thương với nước bạn Lào. Quốc lộ 15A đoạn qua 
Lang Chánh đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương kinh tế, xã hội của 
huyện với cả vùng miền núi và đồng bằng.
+ Quốc lộ 16: Nối các huyện miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An: đây là trục 
chính phát triển cho các xã phía Tây huyện.
+ Tuyến đường tỉnh 530: là trục chính Đông - Tây huyện, kết nối thị trấn 
Lang Chánh với các xã phía Tây, kết nối Quốc lộ 15 với Quốc lộ 16 và thông 
qua của khẩu Méng, thông thương kinh tế, xã hội với nước bạn Lào.
+ Tuyến đường tỉnh 530B: Theo định hướng Quy hoạch tỉnh, tuyến đường 
tỉnh 530B sẽ kết nối với tuyến Sông Lò - Nam Động (đường tỉnh 530C) và Quốc 
lộ 15C đi Mường Lát. Như vậy sẽ hình thành tuyến đường ngắn nhất nối các 
huyện đồng bằng với các huyện miền núi phía Tây tỉnh. Khi hình thành, đây sẽ 
là trục tạo động lực, mở ra hướng phát triển quan trọng cho huyện Lang Chánh. 
- Các điểm đô thị, là hạt nhân phát triển kinh tế xã hội tiểu vùng:
+  Thị trấn Lang Chánh: Là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn 
hóa xã hội của huyện. 
+ Đô thị Ngàm (xã Yên Thắng): Là đô thị động lực, trung tâm tiểu vùng 
liên xã phía Tây huyện. Đầu mối giao thông quan trọng.
+  Đô thị Poọng (xã Giao Thiện): là đô thị động lực, trung tâm tiểu vùng 
phía Nam, đầu mối giao thông kết nối với Quốc lộ 47 và đô thị Ngọc Lặc. 
4
4.2. Định hướng tổng thể phát triển không gian vùng
-  Không  gian  tổng  thể  vùng  huyện  Lang  Chánh  xác  định  trên  cơ  sở 
khung giao thông chính gồm: nhánh phía Bắc gắn với Quốc lộ 15A và đường 
tỉnh 530B; nhánh phía Tây gắn với Quốc lộ 16, liên kết 2 tuyến này là đường 
tỉnh 530 nhằm kết nối hiệu quả các khu vực nội huyện;
-  Hoàn thiện hệ thống khung giao thông trên cơ sở các tuyến đường đã 
có, xây dựng mới một số tuyến đường đã xác định trong đồ án quy hoạch vùng 
huyện nhằm kết  nối các đô thị, các khu vực phát triển tạo thuận lợi cho phát 
triển kinh tế, du lịch trên phạm vi toàn huyện.
- Phát triển các trung tâm cấp vùng trên cơ sở bố trí các công trình có vai 
trò là đầu mối về dịch vụ, kinh tế, văn hóa, xã hội làm cơ sở phát tr iển lan tỏa 
cho các khu vực lân cận. 
-  Bố trí các khu chức năng trên cơ sở theo quy mô đất đai dự báo và các 
lợi thế về tài nguyên lao động, hạ tầng giao thông, vị trí địa lý.
4.3. Phân vùng phát triển
Trên cơ sở đặc điểm địa lý tự nhiên, văn hóa, xã hội,  giao thông kết nối, 
toàn huyện Lang Chánh được phân thành 03 tiểu vùng như sau:
Vùng I: Vùng phía Bắc
Gồm thị trấn Lang Chánh, xã Đồng Lương; Tam Văn; Tân Phúc. Trung 
tâm tiểu vùng là thị trấn Lang Chánh. Là trung tâm hành chính, chính trị, văn 
hóa – xã hội và kinh tế toàn huyện. Vùng phát triển đô thị, dịch vụ thương mại, 
du lịch công nghiệp chế biến nông lâm sản.
Vùng II: Vùng phía Nam
Gồm 3 xã: Giao An; Giao Thiên và Trí Nang. Trung tâm tiểu vùng là đô 
thị Poọng  -  Giao Thiện. Vùng phát triển Du lịch, dịch vụ thương mại; Nông 
nghiệp. Trong đó trọng điểm là khu du lịch Ma Hao  -  Trí Nang và chăn nuôi 
gia súc quy mô lớn.
Vùng III: Vùng phía Tây
Gồm 3 xã: Lâm Phú; Yên Thắng, Yên Khương. Trung tâm tiểu vùng: đô 
thị Yên Thắng. Vùng phát triển kinh tế phát triển nông lâm nghiệp gắn với chế 
biến; dịch vụ thương mại, du lịch. 
5
4.4. Xác định các phân vùng kiểm soát, quản lý xây dựng
Trên cơ sở phân vùng chức năng, định hướng phát triển kinh tế xã hội. 
Xác định các tiểu vùng quản lý, kiểm soát cụ thể hóa thành các vùng như sau: 
-  Vùng kiểm soát và quản lý xây dựng: Bao gồm khu vực dự kiến phát 
triển đô thị: thị trấn Lang Chánh; đô thị Poọng (Giao Thiện), đô thị Ngàm (Yên 
Thắng). Khu vực dự kiến phát triển cụm công nghiệp (CCN): CCN Bãi Bùi; 
CCN Lý Ải. Tập trung kiểm soát và quản lý xây dựng các khu vực này để phát 
triển có trọng tâm, tránh phân tán, dàn trải. 
-  Vùng  hạn chế xây dựng: Các khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp, khu 
vực  này  chủ  yếu  giữ  nguyên  hiện  trạng,  phát  triển  các  khu  chức  năng.  góp 
phần giữ ổn định đất nông nghiệp, phát triển kinh tế, ổn định xã hội khu vực 
nông thôn, giữ gìn môi trường. Các điểm dân  cư nông thôn, các làng bản được 
xây dựng theo nhu cầu thực tế có kiểm soát. 
-  Vùng cấm xây dựng bao gồm: Các khu vực thuộc rừng phòng hộ; rừng 
đặc dụng; các khu vực ruộng bậc thang; vành đai bảo vệ các di tích lịch sử - văn 
hoá, danh lam thắng cảnh được công nhận; các khu vực thuộc hành lang thoát 
lũ; khu vực bảo vệ các hồ đập; khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Các 
khu vực thuộc vành đai biên giới, các khu vực đất an ninh quốc phòng xây dựng 
theo các dự án riêng, có sự tham gia ý kiến của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
4.5. Tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn
a) Tổ chức hệ thống đô thị
-  Đến năm 2025: Ổn định các đô thị hiện nay, đầu tư hạ tầng thị trấn 
Lang Chánh và khu vực mở rộng (xã Quang Hiến cũ).
- Lập quy hoạch chung 2 đô thị để quản lý, từng bước đầu tư:
+ Điều chỉnh Quy hoạch đô thị Ngàm (Yên Thắng) trên cơ sở địa giới 
hành chính xã Yên Thắng. 
+ Quy hoạch Đô thị Poọng (Giao Thiện): trên cơ sở địa giới hành chính 
xã Giao Thiện. 
- Sau năm 2025, thành lập thị trấn Ngàm.
-  Sau năm 2030 đến 2045 tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực đô thị 
Ngàm; đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực đô thị Poọng và hướng tới thành lập thị 
trấn Poọng. 
6
b) Định hướng phát triển khu vực nông thôn
Lập quy hoạch chung xây dựng các xã đáp ứng các tiêu chí xây dựng 
nông thôn mới theo các giai đoạn phát triển. Không gian nông thôn phù hợp 
với  định  hướng  chung  của  đồ  án  quy  hoạch  xây  dựng  vùng  huyện,  các  tiểu 
vùng; đảm bảo phát triển bền vững, gìn giữ cảnh quan truyền thống, tạo dựng 
môi trường sống thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.
Kiểm soát phát triển đảm bảo được giữ được không gian định cư truyền 
thống về mật độ xây dựng, về tầng cao và mật độ xây dựng, mật độ cư trú; 
đồng thời bảo vệ được không gian nông nghiệp xung quanh
Phát triển các điểm dân cư là trung tâm xã, các khu dân cư gắn với vùng 
sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, trồng lúa nước, lúa 
nương, trang trại chăn nuôi. 
Ổn định các làng, bản nông thôn miền núi truyền thống gắn với sản xuất 
nông  lâm nghiệp; tạo ra các khu vực cộng đồng sản xuất nông nghiệp, bảo tồn 
và khôi phục ngành nghề truyền thống, thu hút du lịch; 
Khu dân cư nông thôn phát triển mới: Phát triển các khu dân cư nông 
thôn có quy mô phù hợp với nhu cầu phát triển đất ở của dân  cư nông thôn. 
Khai thác hiệu quả các quỹ đất xen kẹp, phát triển các khu dân cư nông thôn 
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các quỹ đất công cộng phục vụ dân cư.
5. Định hướng các không gian phát triển kinh tế
5.1. Phân bố không gian phát triển công nghiệp
-  Đến  năm  2045  huyện  Lang  Chánh  được  quy  hoạch  02  Cụm  công 
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CCN – TTCN) cụ thể như sau:
+ CCN Bãi Bùi: quy mô 75,0ha. Các chức năng chính: Công nghiệp chế 
biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành hỗ trợ (sản xuất bao 
bì, đóng gói….) các ngành sử dụng nhiều lao động, cơ khí nông nghiệp, nghề 
truyền thống.
+ CCN Lý Ải: quy mô 20,0ha. Các chức năng chính: Công nghiệp chế 
biến nông lâm sản, cơ khí nông nghiệp.
-  Bố trí đất công nghiệp –  tiểu thủ công nghiệp quy  mô khoảng 15ha tại 
khu vực xã Yên Thắng để thu hút các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, 
chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng (VLXD), sửa chữa cơ khí, các ngành nghề 
thu hút nhiều lao động, nghề truyền thông.... phục vụ các xã phía Tây huyện.   
7
- Do đặc thù miền núi cao, dân cư phân tán, quỹ đất bằng ít, ngoài 2 cụm 
công  nghiệp  và  khu  vực  đất  công  nghiệp  –  tiểu  thủ  công  nghiệp  theo  định 
hướng quy hoạch, các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu, có thể bố trí tại 
các vị trí thuận lợi như: đầu mối giao thông, tại các trung tâm xã; có đất bằng. 
Nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Ưu tiên thu hút phát triển các 
ngành công nghiệp mà huyện có lợi thế về cung cấp nguyên liệu tại chỗ. 
5.2. Định hướng phát triển thương mại dịch vụ
-  Với ưu thế có tuyến giao thông lớn quan trọng đi qua khu vực huyện: 
Quốc lộ 15A, Quốc lộ 16; đường tỉnh 530; 530B; cửa khẩu Méng. Phát triển 
thương mại ngoại vùng dịch vụ trung chuyển hàng hóa, hành khách, dịch vụ 
kho vận…
-  Trung tâm thương mại đầu mối chính của vùng,  có chức năng là trung 
tâm đầu mối các hoạt động thương mại và dịch vụ chính của huyện, xây dựng 
tại 3 khu vực sau:
+ Đô thị trung tâm thị trấn Lang Chánh: xây dựng hệ thống trung tâm 
thương mại, siêu thị, cửa hàng dịch vụ.... là trung tâm thương mại của hu yện.
+ Đô thị Ngàm: siêu thị, trung tâm thương mại dịch vụ, dịch vụ vận tải, 
kho bãi, logistics… là trung tâm đầu mối giao thương quan trọng khu vực phía 
Tây của huyện.
+ Bổ sung quy hoạch trung tâm thương mại tại đô thị Poọng (xã Giao 
Thiện): siêu thị, trung tâm thương mại dịch vụ,… là trung tâm đầu mối giao 
thương quan trọng khu vực phía Nam của huyện.
-  Đến năm 2045 phát triển Lang Chánh quy hoạch 5 chợ bao gồm: 1 
chợ hạng II (chợ huyện –  thị trấn Lang Chánh) và 4 chợ hạng III: chợ Ngàm  –
xã  Yên  Thắng;  chợ  Yên  Khương;  chợ  Giao  Thiện;  chợ  Lý  Ải  (xã  Đồng 
Lương); 
-  Để phù hợp với đặc thù văn hóa miền núi cao, quy hoạch 01 chợ phiên 
tại cửa khẩu Méng (xã Yên Khương), là nơi giao lưu, mua bán các nông sản 
địa phương, cũng là nơi giao lưu văn hóa các dân tộc, phù hợp với tập quán các 
dân tộc miền núi cao.
5.3. Định hướng phát triển du lịch
- Tập trung phát triển loại hình du lịch văn hóa, trải nghiệm và khám phá 
thiên nhiên. Trên cơ sở khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch của huyện, 
8
phối hợp với doanh nghiệp đầu tư có tầm nhìn dài hạn quần thể núi Chí Linh 
gắn với khởi nghĩa Lam Sơn và các điểm du lịch như: đền Tến Búa (xã Giao 
Thiện);  Chùa  Mèo  và  Lễ  hội  chùa  Mèo;  tour  trải  nghiệm  danh  lam  -  thắng 
cảnh: Khu du lịch sinh thái bản Năng Cát  -  Thác Ma Hao (xã Trí Nang) -  thác 
Hón Lối (xã Giao Thiện), thác Hón Oi (thị trấn Lang Chánh); ruộng bậc thang 
Ngàm Pốc (xã Yên Thắng). Phát triển du lịch trải nghiệm dọc sông Âm: du lịch 
sinh thái vãn cảnh, chèo thuyền kayak ngắm cảnh thiên nhiên.
-  Phát triển du lịch sinh  thái, nghỉ dưỡng theo Quyết định số 1432/QĐ -UBND ngày 04/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án du 
lịch  sinh  thái,  nghỉ  dưỡng,  giải  trí  trong  rừng  phòng  hộ  Ban  Quản  lý  rừng 
phòng hộ Lang Chánh đến 2030, tầm nhìn đến năm 2040;
-  Hình thành, kết nối các tour du lịch liên huyện trong tỉnh: Cẩm Thủy  -Bá Thước -  Quan Hoá -  Lang Chánh: dọc theo Quốc lộ 217 kết nối các khu du 
lịch, các di tích lịch sử, văn hóa tâm linh nổi tiếng của tỉnh như: Suối Cá Thần 
Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ)  –  KBT thiên nhiên Pù  Luông; Son  –  Bá  –Mười (Bá 
Thước);  -  KBT  thiên  nhiên  Pù  Hu;  quần  thể  hang  Lũng  Mu  (Quan  Hoá)  –
Chùa Mèo; Quần thể di tích lịch sử núi Chí Linh; Thác Ma Hao (Lang Chánh).
-  Phát triển các tour/tuyến du lịch liên tỉnh “Lang Chánh  -  Bá Thước  -Quan Hoá - Mai Châu (Hoà Bình) và các tỉnh phía Tây Bắc Bộ theo QL15A”.
5.4. Định hướng phát triển nông nghiệp
Phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ 
môi trường sinh thái. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình khoán khoanh 
nuôi, khoán bảo vệ rừng phòng hộ, thâm canh phục tráng rừng luồng.
Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, 
với khu sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, 
đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; thực hiện tốt việc chuyển đổi đất 
trồng  lúa  kém  hiệu  quả  sang  các  loại  cây  trồng  khác  hoặc  kết  hợp  với  nuôi 
trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và chủ trương tích tụ, tập 
trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo hướng áp dụng 
công nghệ cao; phát huy hiệu quả kinh tế trang trại. Đẩy mạnh phát triển chăn 
nuôi theo hướng bền vững.
Ổn định và mở rộng diện tích trồng lúa nước ở những nơi có điều kiện. 
Hạn chế việc chuyển đất trồng lúa, nhất là đất lúa ruộng bậc thang sang đất 
khác, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội.  
9
Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại; các khu vực khó 
phát triển sẽ chuyển sang phát triển nông nghiệp sinh thái đa canh vườn  -  ao -chuồng - sông hồ kết hợp với du lịch cộng đồng, cảnh quan.
-  Phát triển xây  dựng các vùng chăn nuôi hàng hóa, khuyến khích phát 
triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, quy mô lớn công nghiệp. Tăng cường 
công tác bảo vệ môi trường đối với các trang trại chăn nuôi. Củng cố vai trò 
của khuyến nông viên cơ sở, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đảm 
bảo vệ sinh môi trường. Tập trung phát triển các loại vật nuôi có lợi thế, các 
sản phẩm của địa phương gắn với du lịch cộng đồng như: Trâu Bò, lợn gà, vịt, 
dê, cá nước lạnh,.. Giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; quản lý tốt v iệc 
giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Nuôi trồng thủy sản: Tập trung phát triển thủy sản thành một ngành sản 
xuất hàng hóa đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế. Tận dụng tối đa mặt 
nước diện tích ao, hồ hiện có để nuôi trồng thủy sản; đầu tư hỗ trợ sản xuất 
nghề nuôi cá nước lạnh.
6. Định hướng phát triển các công trình hạ tầng xã hội
6.1. Hệ thống công trình Y tế
- Xây dựng hoàn thiện mạng lưới y tế cấp cơ sở theo các quy chuẩn, tiêu 
chuẩn hiện hành. Đầu tư bệnh viện Đa khoa huyện tại thị trấn Lang Chánh đảm 
bảo tiêu chuẩn ngành.
-  Đến năm 2045: Tăng tỷ lệ giường bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn 
huyện.  Hoàn  thiện  hệ  thống  y  tế  từ  tuyến  huyện  đến  tuyến  xã  trên  địa  bàn 
huyện đảm bảo tiêu chuẩn ngành;
- Khuyến khích phát triển xã hội hóa phòng khám tư nhân tại các đô thị.
6.2. Hệ thống công trình Giáo dục
- Ổn định trường PTTH huyện hiện có tại thị trấn Lang Chánh, mở rộng, 
đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn ngành; bổ sung trường 2 
cấp học tại Yên Thắng (bao gồm THCS và cấp THPT) phục vụ học sinh các xã 
khu vực phía Tây huyện. Bố trí quỹ đất xây dựng các cơ sở bán trú, nội trú cho 
các trường bằng nhiều nguồn vốn.
-  Nâng cấp Trung tâm giáo dục nghề nghiệp  -  giáo dục thường xuyên. 
Nâng cấp, bổ sung và  xây dựng cơ sở, vật chất nhằm đáp ứng quy mô dự báo 
của vùng và nâng cao chất lượng dạy và học. 
10
- Mở rộng quỹ đất các trường mầm non, phổ thông thiếu đất để xây dựng 
trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí tại Thông tư 13/2020/TTBGDĐT ngày 
26/5/2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo; 
-  Di dời các điểm trường tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, khu vực 
thường xuyên bị lũ ống, lũ quét đến nơi an toàn (khu Lọng, trường Mầm non 
Tam Văn, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tam Văn). Tiếp tục rà soát các 
cơ sở giáo dục  tại những khu vực tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra thiên tai, từng 
bước bố trí di dời đến các vị trí ổn định để đầu tư lâu dài, đảm bảo an toàn cho 
công tác dạy và học.
6.3. Hệ thống công trình văn hóa - thể thao
-  Xây  dựng  khu  trung  tâm  văn  hóa  thể  thao  huyện  tại  thị  trấn  Lang 
Chánh theo đồ án quy hoạch vùng đã xác định và theo tiêu chuẩn ngành.
-  Lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia Chùa 
Mèo và lập hồ sơ khoa học Lễ hội chùa Mèo đề nghị đưa vào Danh mục di sản 
văn hóa phi vật thể quốc gia; đưa chuông chùa Mèo về lại Chùa Mèo.
-  Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc; nghiên cứu, sưu 
tầm, phục dựng một số môn thể thao dân tộc, lễ hội dân gian như Lễ  - Hội Chá 
Mùn  –  Chá  Một  (xã Yên Thắng);  hội Tến  Púa   (xã  Giao Thiện)…;  tạo điều 
kiện để phát triển dân ca dân vũ, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh 
thần của Nhân dân, đồng thời phục vụ phát triển du lịch bền vững. 
- Xây dựng công viên cây xanh thị trấn.
* Định hướng đến năm 2030 toàn huyện có 2 cụm Trung tâm Văn Hóa  –
TDTT cấp khu vực: 
-  Thị Trấn Lang Chánh: cấp huyện và các xã khu vực phía Đông, bao 
gồm sân vận động và các thiết chế văn hóa tổng hợp đa chức năng: sân thể 
thao cơ bản, trung tâm văn hóa thể thao, Cung văn hóa, nhà thiếu nhi. Quy mô 
theo tiêu chuẩn của ngành.
- Tại đô thị Ngàm: Trung tâm TDTT cấp khu vực các xã phía Tây huyện
Trung tâm TDTT cấp xã: 100% các xã và thị trấn đã có sân thể thao; Cải 
tạo và nâng cấp các khu trung tâm TDTT hiện hữu đạt chuẩn.
Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc; nghiên cứu, sưu tầm, 
phục dựng một số môn thể thao dân tộc, lễ hội dân gian; tạo điều kiện để phát 
triển dân ca dân vũ, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân 
dân, đồng thời phục vụ phát triển du lịch bền vững.  
11
7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật 
7.1. Định hướng phát triển giao thông
* Quốc lộ:
Tuân  thủ  nội  dung  quy  hoạch  các  tuyến  quốc  lộ  theo  Quyết  định  số 
1454/QĐ-TTg  ngày  01/9/2021  của  Thủ  tướng  Chính  phủ  về  phê  duyệt  Quy 
hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đoạn 
qua  huyện  Lang  Chánh  có  các  tuyến  Quốc  lộ  15A,  Quốc  lộ  16  thuộc  nhóm 
quốc lộ thứ yếu khu vực miền Trung và Tây Nguyên, được quy hoạch với quy 
mô như sau:
+ Quốc lộ 15A: chạy qua huyện từ đi qua các xã: Đồng Lương và thị 
trấn  Lang  Chánh,  tổng  chiều  dài  qua  huyện  khoảng  14km:  đạt  tiêu  chuẩn 
đường cấp III, IV; 2 đến 4 làn xe. 
+  Quốc  lộ  16:  Ổn  định  hướng  tuyến  hiện  nay  đoạn  qua  huyện  Lang 
Chánh với chiều dài 24km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
* Đường tỉnh: Tuân thủ theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông 
vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Chủ 
tich UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 29/8/2017.
+ Đường tỉnh 530 (thị trấn đi Yên Khương): ổn định, nâng cấp quy mô 
tổng chiều dài 43,1km, đến năm đạt tiêu chuẩn đường cấp III.
+ Tuyến đường Tân Phúc – Văn Nho: tổng chiều dài 17,5km. Hiện trạng 
là đường giao thông nông thôn loại A. Đến năm 2030 được quy hoạch đường 
cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; đến năm 2045 quy hoạch đường cấp III.
+  Tuyến  đường  Trí  Nang  -  Giao  Thiện  (Lang  Chánh):  tổng  chiều  dài 
18,0km. Hiện trạng là đường giao thông nông thôn loại A. Đến năm 2030 được 
quy hoạch đường cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; đến 2045 quy hoạch đường cấp III.
+ Tuyến đường từ QL15A đi Giao Thiện  (Lang Chánh): tổng chiều dài 
14,0km. Hiện trạng là đường giao thông nông thôn loại A. Đến năm 2030 được 
quy hoạch đường cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; đến 2045 quy hoạch đường cấp III.
+ Tuyến đường Yên Thắng  -  Tam Văn -  Văn Nho: tổng chiều dài 25km. 
Hiện  trạng  là  đường  giao  thông  nông  thôn.  Đến  năm  2030  được  quy  hoạch 
đường cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; đến năm 2045 quy hoạch đường cấp III.
+  Tuyến  đường  Yên  Nhân  -  Giao  Thiện  -  Vân  Am:  tổng  chiều  dài 
22,3km. Hiện trạng là đường giao thông nông thôn. Đến năm 2030 được quy 
hoạch đường cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; đến năm 2045 quy hoạch đường cấp III. 
12
+ Tuyến đường tỉnh 530B tránh thị trấn: tổng chiều dài 11,2km (tuyến 
mới). Đến năm 2030 được quy hoạch đường cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; đến năm 
2045 quy hoạch đường cấp III.
Đường huyện: 
Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường đạt tối thiểu cấp IV, cấp V
+ Đường tránh Thị Trấn Lang Chánh từ ngã ba thôn Giàng Vìn, xã Trí 
Nang nối  với  QL15A;  tổng  chiều  dài  khoảng 8,0km,  đến  năm  2030  đạt  tiêu 
chuẩn đường cấp V đến năm 2045 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
+ Đường từ Đồn Biên phòng Yên Khương nối với đường tuần tra cửa 
khẩu Méng; tổng chiều dài khoảng 1,0km, đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn đường 
cấp V đến năm 2045 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
+ Nâng cấp đường giao thông từ QL15A đi Giao An -  Giao Thiện  -  nối 
với xã Vân Am (Ngọc Lặc); tổng chiều dài khoảng 14,0km, đến năm 2030 đạt 
tiêu chuẩn đường cấp V đến năm 2045 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
+ Đường từ bản Mè xã Yên Khương đi bản Nà Đang xã Lâm Phú; tổng 
chiều dài khoảng 5,0km, đến năm  2030 đạt tiêu chuẩn đường cấp V đến năm 
2045 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
+  Đường  từ  xã  Tân  Phúc  đi  bản  Tiến  xã  Lâm  Phú;  tổng  chiều  dài 
10,0km,  đến  năm  2030  đạt  tiêu  chuẩn  đường  cấp  V  đến  năm  2045  đạt  tiêu 
chuẩn đường cấp IV.
* Đường đô thị:
-  Thực  hiện  theo  các  Đồ  án  quy  hoạch  chung  đô  thị,  khu  vực  nội  thị 
được thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ 
thuật QCVN 07-4:2016/BXD, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đáp ứng cho đô thị 
loại V, cụ thể:
- Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị: tối thiểu 13%; mật độ 
đường giao thông (tính đến đường khu vực): 6,5-8 km/km2. 
-  Mạng lưới giao thông đô thị được phát triển trên cơ sở tận dụng các hệ 
thống các tuyến giao thông hiện có đi qua đô thị như: Quốc lộ 15, Quốc lộ 15C 
đường tỉnh, đường huyện.
-  Tuyến chính được khuyến nghị thiết kế quy mô từ 4-6 làn xe có bố trí 
giải phân cách tối thiểu 3m, vỉa hè ≥ 5m.
- Tuyến giao thông cấp khu vực, Phân khu vực khuyến nghị thiết kế quy 
mô từ 2- 4 làn xe. 
13
* Hệ thống giao thông nông thôn:  Hoàn thiện cơ bản mạng lưới hạ tầng 
giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được bê tông hoá, đáp 
ứng nhu cầu vận tải khu vực nông thôn. 
* Bến xe khách:
Quy hoạch bến xe trên địa bàn huyện: 
+ 01 bến xe loại III tại thị trấn Lang Chánh, 
+ 02 bến loại IV tại đô thị Ngàm và đô thị Poọng.
7.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật
- Yêu cầu chung: Phù hợp với tổ chức hệ thống thoát nước mưa hiện có; 
tận dụng đến mức cao nhất địa hình tự nhiên, giữ được hệ thống cây xanh hiện 
có, hạn chế khối lượng đào đắp và hạn chế chiều cao đất đắp.
-  Cao độ san nền được tính toán cho từng khu vực, trong đó có dự báo, 
ứng phó với biến đổi khí hậu do nước biển dâng.
- Định hướng thoát nước:
+ Thoát nước mặt chủ yếu kết hợp hệ thống các kênh, mương tiêu và các 
trạm bơm thoát nước  mưa cho đô thị và các điểm dân cư ra các hệ thống suối 
và sông Âm.
+ Trong quá trình xây dựng, phát triển đô thị cần giữ tối đa và tăng diện 
tích bề mặt các hệ thống ao, hồ, đập sẵn có trên địa bàn toàn huyện làm hệ 
thống điều hòa nước mặt một cách tự nhiên.
7.3. Định hướng cấp nước
Nhu cầu sử dụng nước toàn huyện (làm tròn) khoảng 7.400 m3/ngđ (giai 
đoạn năm 2030) và 11.100 m3/ngđ (giai đoạn năm 2045).
- Nguồn cấp nước: Hệ thống sông Âm là nguồn nước mặt chính được sử 
dụng cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp cho các đô thị huyện Lang 
Chánh.
-  Đề xuất xây dựng (XD) 04 Nhà máy nước phục vụ nhu cầu nước sạch 
cho các đô thị và vùng phụ cận:
+  XD  Nhà  máy  nước  thị  trấn  Lang  Chánh;  công  suất  (CS): 
5.500m3/ng.đ; diện tích khoảng 2,5ha (cấp cho thị trấn Lang Chánh, Tân Phúc, 
Đồng Lương).
+  XD  Nhà  máy  Năng  Cát;  CS:  3.000m3/ng.đ;  diện  tích  khoảng  2,5ha 
(cấp cho xã Trí Nang, Giao An, Giao Thiện). 
14
+  XD  Nhà  máy  nước  Ngàm;  CS:  1.500m3/ng.đ;  diện  tích khoảng  2ha 
(cấp cho xã Yên Khương, Yên Thắng).
+ XD Nhà máy nước Lâm Phú; CS: 1.500m3/ng.đ; diện tích khoảng 2ha 
(cấp cho xã Lâm Phú, Tam Văn).
-  Đến năm 2030 hướng tới đạt tỷ lệ 98% người dân được sử dụng nước 
hợp vệ sinh. 80% dân số dùng nước sạch.
-  Đến năm 2045 hướng tới đạt tỷ lệ 100% người dân được sử dụng nước 
sạch (Kế hoạch số 286/KH-UBND ngày 22/12/2021 của UBND tỉnh thực hiện 
Quyết  định  số  1978/QĐ-TTg  ngày  24/11/2021  của Thủ  tướng  Chính  phủ về 
việc phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến 
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Thanh Hóa).
-  Mạng lưới cấp nước: Sử dụng đường ống cấp nước HPDE, được quy 
hoạch ngầm dọc theo các trục đường giao thông.
7.4. Định hướng cung cấp năng lượng
Tổng  nhu  cầu  sử  dụng  điện:  Đến năm  2030:  khoảng  35.500 KW;  đến 
năm 2045: khoảng 44.800KW.
Nguồn điện: Giai đoạn đầu lấy từ trạm 110KV Bá Thước có công suất 
2x25MVA hiện đang cung cấp cho các huyện miền núi. Theo Quy hoạch ngành 
điện, định hướng giai đoạn 2026-2030 xây dựng mới trạm 110kV Lang Chánh, 
công suất 40MVA-110/35kV, cấp điện cho huyện Lang Chánh. Vị  trí dự kiến 
tại xã Đồng Lương. Nghiên cứu các loại hình sản xuất năng lượng tái tạo như: 
điện gió, điện mặt trời; điện sinh khối… tại các vị trí phù hợp.
Đến năm năm 2030 đạt tỷ lệ 100% người dân được cung cấp điện, nâng 
cao chất lượng điện, chất lượng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt sản xuất của 
người dân.
Lưới điện: Khu vực các xã nông thôn sử dụng đường dây nổi. các tuyến 
đường dây 35KV được giữ nguyên. Cấp điện cho các trạm biến áp phụ tải khu 
vực trung tâm huyện, khu đô thị khuyến khích sử dụng cáp ngầ m. Cấp điện 
khu dân cư ngoại thị, cụm công nghiệp, sử dụng đường dây trên không có bọc 
cách điện.
7.5. Hạ tầng viễn thông thụ động
- Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng: Tiếp tục duy trì nâng cấp 
các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các trung tâm giao dịch 
viễn thông, các Bưu cục cấp II, cấp III, điểm bưu điện - văn hóa xã, 
15
-  Trạm  chuyển  mạch  cố định, truy  nhập  Internet  cố  định: Trạm  chính 
(trạm nút) tại thị trấn Lang Chánh giữ nguyên tại vị trí như hiện nay; Nâng cấp 
các trạm chuyển mạch cố định, trạm truy nhập quang hiện có; Đầu tư xây dựng 
mới các trạm truy nhập quang tại các khu đô thị mới, cụm công nghiệp mới, 
đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, truyền hình qua mạng 
viễn thông.
-  Trạm thông tin di động: Đầu tư xây dựng mới các cột ăng ten thu phát 
sóng thông tin di động 4G/5 G và thế hệ mới sau 5G tại khu dân cư hiện hữu 
và các khu dân cư mới, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới, khi lập 
các đồ án quy hoạch. Số lượng, vị trí các trạm BTS sẽ được tính toán v à bố trí 
cụ  thể  ở  các  bước  tiếp  theo  (quy  hoạch  chung  đô  thị, quy  hoạch  chung  xây 
dựng xã, quy hoạch chi tiết xây dựng).
- Hạ tầng mạng cáp viễn thông: 
+ Nâng cấp dung lượng các tuyến cáp quang nội tỉnh từ các trạm HOST 
đến trạm chính (trạm nút) đặt tại  thị trấn Lang Chánh và từ trạm chính đặt tại 
thị trấn đến các trạm vệ tinh lắp đặt tại các xã.
+ Đối với các tuyến đường mới đầu tư xây dựng mới các tuyến cáp dọc 
theo các tuyến đường.
+ Đối với các hệ thống cáp viễn thông hiện hữu, thực hiện cải tạo, chỉnh 
trang đảm bảo mỹ quan và an toàn cho người dân theo lộ trình: Loại bỏ các 
đường dây cáp, sợi cáp không còn sử dụng; Thực hiện bó gọn, gia cố hệ thống 
dây cáp; Hạ ngầm các tuyến cáp treo thuộc các khu vực, tuyến hướng theo quy 
hoạch phải ngầm hóa mạng cáp; Hạ ngầm các tuyến cáp treo tại các ngã tư, nút 
giao thông và tuyến cáp cắt ngang qua đường giao thông.
- Nhu cầu sử dụng đất cho các công trình viễn thông thu động: 
+ Diện tích 01 trạm viễn thông xây dựng mới là: ≥ 200 m2;
+ Diện tích xây dựng cột ăng ten: ≥ 80 m2
7.6. Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
a) Định hướng thoát nước thải
-  Hoàn  thiện  hệ  thống  thu  gom,  xử  lý  nước  thải,  đảm  bảo  xử  lý  tổng 
lượng nước thải đến năm 2030 là khoảng 6.400 m3/ng.đ. đến năm là khoảng 
9.400 m3/ng.đ.
-  Các đô thị, cụm công nghiệp, điểm du lịch quy hoạch hệ thống thoát 
nước riêng hoàn toàn, có các trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và được kiểm 
16
soát chặt chẽ. Các trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn quy hoạch hệ thống 
thoát nước chung; nước thải được xử lý cục bộ trước khi thoát vào hệ thống 
thoát nước chung.
Xây dựng mới 04 trạm xử lý nước thải (XLNT) tập trung:
+ Nhà máy XLNT tại thị trấn Lang Chánh, công suất 5.000 m3/ngđ, diện 
tích khoảng 2,0ha; 
+  Nhà  máy  XLNT  tại  đô  thị  Ngàm  (Yên  Thắng)  công  suất  1.200 
m3/ngđ, diện tích khoảng 2ha; 
+  Nhà  máy  XLNT  tại  đô  thị  Poọng  (Giao  Thiện)  công  suất  2.400 
m3/ngđ, diện tích khoảng 2,0ha; 
+  Nhà  máy  XLNT  tại  xã  Lâm  Phú  công  suất  800  m3/ngđ,  diện  tích 
khoảng 1,0ha; 
- Khu vực nông thôn xây dựng hệ thống thu gom nước thải và nước mưa 
riêng và xử lý cục bộ đảm bảo quy chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường 
theo quy  định. Xây  dựng  các  mương  xây  có  tấm  đan, thoát  nước  chung  với 
nước mưa, thu nước thải đưa xa ngoài phạm vi làng xóm, tận dụng hệ thống 
kênh, mương nội đồng; ao, hồ sẵn có ngoài đồng để xử lý sinh học trong điều 
kiện tự nhiên (mô hình hồ sinh học, cánh đồng lọc, cánh đồng tưới). Tái sử 
dụng nước thải sau xử lý để phục vụ nông nghiệp.
-  Các nhóm hộ gia đình có chăn nuôi gia cầm và các trang trại nuôi gia 
súc tập trung sẽ xây bể biogas, xử lý phân rác thải tận dụng năng lượng phục 
vụ sinh hoạt.
b) Định hướng quản lý chất thải rắn
Tổng lượng thải phát sinh đến 2030 khoảng 76 tấn/ngđ. Trong đó, lượng 
thải  sinh  hoạt  khoảng  49,0  tấn/ngđ,  lượng  thải  công   nghiệp  khoảng  22,0 
tấn/ngđ.
Tổng  lượng  thải  phát  sinh  đến  2045  khoảng  80,0  tấn/ngđ.  Trong  đó, 
lượng thải sinh hoạt khoảng 52,6 tấn/ngđ, lượng thải công nghiệp khoảng 22,0 
tấn/ngđ.
Khu xử lý: Định hướng Lang Chánh xác định 02 địa điểm bố trí các cơ 
sở xử lý CTR, cụ thể:
+ Tại xã Đồng Lương: diện tích 5,0ha, công suất đến 2030: 30 tấn/ng.đ; 
đến  2045:  50  tấn/ng.đ.  Công  nghệ  chôn  lấp  hợp  vệ  sinh  (Sau  năm  2025  sử 
dụng công nghệ đốt).   
17
+ Tại xã Yên Thắng: diện tích 5,0ha, công suất đến 2030: 20 tấn/ng.đ; 
đến  2045:  30  tấn/ng.đ.  Công  nghệ  chôn  lấp  hợp  vệ  sinh  (Sau  năm  2025  sử 
dụng công nghệ đốt). 
c) Định hướng quản lý nghĩa trang
-  Xây dựng nghĩa trang tập trung cấp huyện tại xã Đồng Lương, quy mô 
khoảng 10ha theo tiêu chuẩn nghĩa trang, có đủ hệ thống hạ tầng  kỹ thuật, đảm 
bảo mỹ quan và không ảnh hưởng đến VSMT khu vực lân cận.
-  Quy hoạch các nghĩa trang nhân dân tập trung cấp xã trên cơ sở đảm 
bảo bán kính phục vụ cho toàn xã, phải phù hợp với thực tế và phong tục tập 
quán  của  nhân  dân; đảm  bảo  mỹ  quan, vệ  sinh  môi  trường  khu vực  lân  cận 
(khuyến khích mỗi xã bố trí quỹ đất hợp lý để xây dựng nghĩa trang tập trung, 
ưu tiên mở rộng trên cơ sở nghĩa trang hiện có và đảm bảo các tiêu chí: khoảng 
cách ly xa nơi dân cư, có khả năng mở rộng).
-  Các khu dân cư ở vùng  núi cao hoặc địa hình chia cắt được phép chôn 
cất tại các nghĩa trang hiện có theo phong tục địa phương.
7.7. Định hướng phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu
Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, sắp xếp lại dân cư, các cơ sở kinh 
tế xã hội trong vùng  thường xuyên bị ngập lũ, xây dựng phương án tái định cư 
theo Quyết định số: 4845/QĐ-UBND ngày 1/12/2021 của UBND tỉnh về việc 
Phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ 
ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Tiếp tục rà soát các khu vực tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra thiên tại, sạt lở 
đất để từng bước bố trí di dời, tái định cư cho các hộ dân vùng có nguy cơ.
7.8. Quản lý và bảo vệ môi trường
-  Phát triển kinh tế, xã hội, đô thị hóa phải đi đôi với bảo vệ môi trường 
nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp, kế 
hoạch bảo vệ môi trường, bao gồm: 
-  Phát triển đô thị phải gắn liền với xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 
đồng bộ cho các khu dân cư, đô thị tránh phát sinh chất thải ra môi trường. 
-  Kiểm soát môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, các điểm du lịch, 
các dự án khi triển khai phải đảm bảo đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường 
theo quy định, tăng cường giám sát kiểm tra định kỳ. 
- Xây dựng chương trình quan trắc, bố trí các điểm quan trắc môi trường 
nước tại các vị trí nguồn sinh thuỷ, nguồn tiếp nhận nước thải, vùng nước ven 
bờ, môi trường đất, không khí tại các khu vực trọng điểm. 
18
8. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2030
TT      Tên dự án  Quy mô
Giai 
đoạn
Nguồn 
vốn
A    Nhóm dự án quy hoạch     
1
Lập điều chỉnh quy hoạch chung xây 
dựng các đô thị: TT Lang Chánh; đô 
thị Poọng (Giao Thiện); đô thị Ngàm 
(Yên Thắng)
Ngân 
sách
2  Lập QHC xây dựng các xã   
Ngân 
sách
B  Nhóm dự án hạ tầng kỹ thuật     
1
Đường  GT  tránh  Thị  Trấn  Lang 
Chánh từ thôn Phống Bàn (xã Quang 
Hiến cũ) nối với QL15A
Đường cấp 
IV;III;
2021-2025
Ngân 
sách
2
Đường  giao  thông  tránh  TL  530B 
phía Nam thị trấn
2021-2025
3
Đường  Yên  Thắng  đi  Tam  Văn 
huyện  Lang  Chánh  nối  tiếp  với  xã 
Văn Nho huyện Bá Thước
Đường cấp 
IV;
tối thiểu 2 
làn xe
2021-2025
Ngân 
sách
4
Đường nội thị đô thị Poọng  -  Giao 
Thiện; đô thị Ngàm - Yên Thắng
Đường cấp 
IV;
tối thiểu 2 
làn xe
Ngân 
sách
5
Đường nội thị  thị trấn Lang Chánh 
mở rộng.
6
Đường từ Đồn BP Yên Khương nối 
với đường tuần tra của khẩu Méng 
7
Nâng cấp đường GT từ QL15A đi 
Giao An  -  Giao Thiện  -  nối với xã 
Vân Am (Ngọc Lặc)
8
Đường GT từ bản Tiên xã Lâm Phú 
đi QL217
Đường cấp 
III;
2-4 làn xe
Ngân 
sách
9
Đường  GT  từ  bản  Mè  xã  Yên 
Khương  đi  bản  Nà  Đang  xã  Lâm 
Phú
Đường cấp 
III;
2-4 làn xe
Ngân 
sách
10
Đường  GT  xã  Tân  Phúc  đi  bản 
Tiến xã Lâm Phú
11
Xây  dựng  mới  đường  dây  35KV, 
TBA,  ĐZ  0,4  KV  Thôn  Húng  xã 
Giao Thiện
19
TT      Tên dự án  Quy mô
Giai 
đoạn
Nguồn 
vốn
12
Xây  dựng  mới  đường  dây  35KV, 
TBA, ĐZ 0,4 KV Khu dân cư thôn 
Tân Biên xã Tân Phúc
13
Xây  dựng  mới  đường  dây  35KV, 
TBA,  ĐZ  0,4  Kv  Thôn  Thung  xã 
Đồng Lương
14
Xây  mới  trạm  biến  áp  110  kV 
Đồng Lương
40MVA-110/35kV
15
Hệ thống thoát nước đô thị Thị trấn 
Lang Chánh mở rộng
16
Hệ thống đèn chiếu sáng đô thị  Thị 
trấn Lang Chánh mở rộng
Ngân 
sách
17  Nhà máy nước sạch thị trấn     
C    Nhóm dự án hạ tầng kinh tế     
1
Nhóm  các  công  trình  Hạ  tầng  kỹ 
thuật  công  nghiệp:  CCN  Bãi  Bùi; 
CCN Lý Ải;
95ha
Doanh 
nghiệp
2
XD  chợ  tại  các  đô  thị  theo  đồ  án 
quy hoạch vùng huyện đã xác định.
Doanh 
nghiệp
3
Các dự án, đề án chương trình phát 
triển du lịch của huyện.
Ngân 
Sách
4
Triển khai các hạng mục thuộc Đề án 
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí 
trong  rừng  phòng  hộ  Ban  Quản  lý 
rừng phòng hộ Lang Chánh
Ngân 
sách 
Doanh 
nghiệp
5
XD  Khu  du  lịch  Ma  Hao  -  Trí 
Nang gắn với di tích núi Chí Linh 
và vùng phụ cận 
D    Nhóm dự án hạ tầng xã hội     
1
Xây  dựng  mới  Trung  tâm  VHTT 
huyện: Sân vận động, nhà thi đấu đa 
năng, công viên cây xanh… 
Ngân 
sách
2
Lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích 
lịch sử văn hóa quốc gia Chùa Mèo 
và  lập  hồ  sơ  khoa  học  Lễ  hội  chùa 
Mèo  đề  nghị  đưa  vào  Danh  mục  di 
sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngân 
sách
3
Xây  dựng  bệnh  viện  đa  khoa 
huyện;  xây  dựng  trường  liên  cấp 
Yên Thắng
4  Trụ sở cơ quan hành chính huyện   
Ngân 
sách 
20
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. UBND huyện Lang Chánh có trách nhiệm:
-  Phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn  chỉnh hồ sơ quy hoạch để đóng dấu, 
lưu trữ theo quy định.
-  Tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch được duyệt trong thời 
gian 15 kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt.
-  Tổ chức bàn giao hồ sơ, tài liệu quy hoạch cho địa phương, các đơn vị 
liên quan làm cơ sở để quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
-  Tổ chức, chỉ đạo chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ, thực hiện 
đầu tư quỹ đất theo quy hoạch được duyệt.
-  Lập kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng 
khu chức năng, quy hoạch nông thôn.
-  Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định 
các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng trên cơ sở huy động mọi nguồn 
vốn đầu tư trong và ngoài nước bằng các cơ chế chính sách theo quy định hiện 
hành của Nhà nước.
2. Sở Xây dựng và các ngành chức năng liên quan theo chức năng nhiệm 
vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực hiện theo quy hoạch và 
các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên 
và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư,  Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn,  Tài chính; Chủ tịch UBND huyện  Lang Chánh; Viện trưởng 
Viện Quy hoạch  -  Kiến trúc Thanh Hóa và Thủ  trưởng các ngành, các đơn vị 
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:   
- Như điều 3 Quyết định;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/c);
- Các đ/c Ủy viên UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN.
H4.(2022)QDPD QH VH LChanh
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Xuân Liêm

<

Tin mới nhất

Khu du lịch sinh thái thác Ma Hao điểm đến hấp dẫn mời gọi du khách(08/11/2023 11:22 SA)

Huyện Lang Chánh nỗ lực thu hút đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là thu hút doanh nghiệp vào...(08/11/2023 11:03 SA)

Công bố Quy hoạch chung xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh đến năm 2030(08/09/2023 9:31 CH)

Hội nghị triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án khu dân cư mới Thị trấn Lang Chánh. (19/08/2023 11:20 SA)

Hội nghị đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.(23/05/2023 8:40 CH)

Hội nghị xây dựng mô hình chuỗi giá trị tre, luồng theo hướng phát triển bền vững tỉnh Thanh Hoá(02/03/2023 1:50 CH)

Hội nghị đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết 08 của BTV Huyện ủy Lang Chánh về xây dựng...(23/11/2022 2:50 CH)

Triển khai xác nhận pháp lý hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện...(05/10/2022 10:48 SA)

Công bố Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045(29/07/2022 2:06 CH)

QUYẾT ĐỊNH: Về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến...(22/07/2022 10:06 SA)

°